niệm Phật lại còn niệm Ma thì chẳng phải là tu vậy. Nếu chẳng mau sửa
đổi cõi lòng, chẳng trừ khử tham, sân, si, thì dù có niệm đến tám vạn bốn
ngàn đại kiếp cũng chẳng được vãng sanh. Ðây là lời chân thật. Vì thế
quý vị phải mau thay đổi tâm mình.
c. Thiểu tu công bất thành tựu (công tu ít thì chẳng thành tựu)
Ngay lúc này đây, quý vị chẳng khởi tham, sân, si, không giết, trộm,
dâm v.v... rất tốt, nhưng một khi bước ra khỏi cửa này, xong Phật thất là
quên ngay. Ở đây niệm Phật dăm ba ngày là chuyện hay, tiếc là quá ít. Kinh
Di Ðà dạy: “Chẳng thể dùng chút thiện căn, phước đức nhân duyên mà
được sanh về cõi ấy”. Thiện căn tức là công phu chánh, phước đức chính là
trợ duyên. Tu ít thì chẳng thể thành tựu, vì vậy cần phải tu nhiều.
d. Ða tu thị thường bất đoạn (tu nhiều là thường tu chẳng gián đoạn)
“Tu nhiều” là tu thường, luôn luôn tu chẳng gián đoạn. “Thường” là vĩnh
viễn như thế, “bất đoạn” là thời thời, khắc khắc nghĩ đến chẳng gián đoạn.
Xong Phật thất rồi, tâm vẫn chẳng biến đổi, chẳng khởi những tâm giết,
trộm, dâm, tham, sân, si, hại người... Dù là nông, công, thương, công chức,
bác sĩ ai nấy cứ giữ nghề mình, chẳng trở ngại chi đến tâm quý vị cả. Ngoài
xã hội, học nhân suốt ngày làm việc, trong hai mươi lăm năm, lo liệu đạo
tràng tuy bị nhạo báng cũng chẳng tranh biện với ai. Ðây chính là hành Nhẫn
Ðộ trong Lục Ðộ. Người ta mắng chửi cũng chẳng sanh lòng giận. Huống
nữa, lửa vô minh nổi dậy, rừng công đức sẽ cháy tiêu. Xin nghĩ xem: Sân
tâm nổi lên, người khác chẳng suy xuyển gì, trái lại mình lại bị hại. Vì thế,
học nhẫn nhục chính là để đạt đại tiện nghi vậy.
Tổ sư nói: “Tu đạo chẳng ngại lo liệu công việc, cốt sao chẳng tổn
người thì làm nghề gì cũng được”, đều là vì tu hành nhưng phải lo kiếm
sống, nương vào Tục để tu Chân. Nếu không như thế thì công phu chẳng
thành, chẳng thể vãng sanh. Thân người khó được, nay đã được thân người,
nay quý vị tu hành chính là cơ hội để liễu sanh tử. Nếu không liễu sanh tử
thì tu hành ích chi?
“Bất đoạn” tức là trong từng thời, khắc chẳng quên. Ta chưa đạt được
“tịnh niệm liên tục” nói trong chương Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên
Thông, nhưng cứ tiếp tục tu chẳng gián đoạn. Tâm chẳng đoạn thì sẽ làm
được chuyện ấy. Niệm chẳng phải là miệng niệm xuông mà phải chú tâm
vào đó, tức là tâm đặt nơi Tây Phương, tâm hướng về Phật. Phải có ý niệm
bất đoạn như thế mới được. Hết thảy hành động đều vì sanh về Tây mà làm,
không gì là không làm như thế. Cho nên ăn cơm, mặc áo là để sanh về Tây,