TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 32

Năm kế, Phật ở Tây Thiên,
Năm thứ ba, Phật hóa thành mây, khói).
Kinh Phật cũng nói Bồ Tát mới phát tâm khác nào bậc Ðẳng Giác, tiếc

thay vài năm liền lui sụt. Vì thế, người phát tâm tu thì nhiều, kẻ thành tựu lại
ít. Phải đâu Phật pháp không linh, mà là vì mọi người chẳng tin, chẳng thể
kiên trì triệt để. Cứ hễ kiên trì mà tu thì đối với bất cứ một câu Phật pháp
nào cũng đều thành tựu được hết, chẳng cần phải đọc Tam Tạng. Do chúng
sanh vô lượng, tâm tư vô lượng, nên mới có Tam Tạng kinh điển, để đối ứng
căn cơ của chúng sanh mà nói.

Ngày hôm qua đã nói về câu đầu tiên là “vạn nhân tu, vạn nhân khứ”.

Hôm nay nói về câu thứ hai “đới nghiệp vãng sanh”. Phàm ai tu Tịnh Ðộ
cũng biết nói câu này.

Tu các pháp môn khác, cần phải đoạn Kiến Tư Hoặc mới có thể liễu

sanh tử, xuất tam giới; nhưng đa số chẳng biết Kiến Tư Hoặc là cái gì. Bởi
thế, người thành công khá hiếm. Lại còn có lối nói “nghiệp tận tình không”.
“Tình không” chính là tình thức hoàn toàn biến thành trí huệ, thấu rõ bổn
tánh. Mức độ “nghiệp tận tình không” thấp nhất là chứng quả A La Hán,
hiện tại có mấy ai làm được?


* Ðới nghiệp vãng sanh

Câu “đới nghiệp vãng sanh” là chỉ người tu Tịnh Ðộ mà nói; đối với các

pháp môn khác nếu đới nghiệp thì tuyệt đối chẳng thể giải thoát, chẳng thể
liễu sanh tử. Nhưng đa phần người tu Tịnh Ðộ hiểu lầm là dù còn tạo tội
nghiệp vẫn có thể vãng sanh, vẫn có thể thành tựu. Do nói như vậy nên trong
mười người tu, tám chín người chẳng thành công được.

Trong hai mươi lăm năm tại Ðài Trung, có hơn hai ngàn vị đồng tu đã

qua đời, nhưng lúc mất có lưu lại tướng vãng sanh để chứng nghiệm thì
chẳng nhiều hơn mười người. Sao lại đáng buồn đến thế ấy?

Ý nghĩa chân thực của việc “đới nghiệp vãng sanh” là như sau:

a. Nghiệp là túc nghiệp thiện ác

Nghiệp là những tội nghiệp đã tạo. Phải biết là ai cũng do thân, khẩu, tạo

mười ác nghiệp, nhưng chẳng phải là gây tạo trong đời này, mà là từ trong
bao kiếp lâu xa luân hồi trong lục đạo đã tạo vô lượng, vô biên tội nghiệp.
Kinh nói: “Nếu tội nghiệp có hình thể sẽ sớm chật cả hư không”. Tạo tội thì
phải đền trả trong lục đạo. Tội cũ chưa xong, đã gây nghiệp mới, làm sao
giải thoát được? Vì thế trong ngàn vạn người, không một ai được giải thoát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.