Nếu đắc Nhất Tâm thì giết, trộm, dâm, tham, sân, si chẳng khởi. Nên
biết rằng ác khởi chính là ma. Tâm chúng ta dù khởi ác, nhưng nếu chế
phục chúng chẳng cho phát tác thì liền có thể thành công.
Kệ rằng:
“Nhất niệm độc tâm sanh”: “Ðộc” chính là ác niệm. Khởi ác niệm thì
làm việc hại người.
Nếu độc tâm vừa sanh thì hãy “gấp dùng một câu Phật hiệu” đàn áp,
mau mau dùng “nam mô A Di Ðà Phật” để trấn áp. Ðấy chính là “phục
hoặc”.
“Ác ngôn bất xuất khẩu”: Lời hại người, bốn nghiệp miệng chẳng để
xảy ra.
“Tổn nhân sự mạc tác” (việc hại người đừng làm): phàm là những việc
tổn hại người hoàn toàn chẳng làm, cắn chặt răng, bất luận là tự mình phải
chịu khổ sở, thiếu hụt đến đâu, giữ mình chẳng tạo ác. Chẳng tạo chính là
“phục”.
“Cửu cửu tự thành nhiên” (lâu ngày ắt sẽ thành tự nhiên): Làm như vậy
chẳng khó lắm ư? Lúc ban đầu tuy khó, nhưng lâu dần quen đi sẽ thành tự
nhiên.
“Vãng sanh khả đới nghiệp”: Do chế ngự được Hoặc, lại có thể niệm
Phật nên liền có thể mang nghiệp đi vãng sanh.
“Thị danh phục hoặc pháp, chân thật bí mật quyết” (Ðây gọi là yếu
quyết chân thật bí mật của pháp chế phục hoặc): Ðây chính là yếu quyết
chân thật, bí mật. Nếu có thể thực hành theo đó thì nhất định được vãng
sanh.
Này quý vị!
Hãy buông xuống vạn duyên, đề khởi chánh niệm.
Một câu Di Ðà, thẳng thừng mà niệm.
* Bài kệ của Tuyết Sư lão nhân:
Nhất niệm tâm sanh độc,
Cấp áp nhất Phật thanh,
Ác ngôn bất xuất khẩu,
Tổn nhân sự mạc tác,
Cửu cửu tự thành nhiên,
Vãng sanh khả đới nghiệp,
Thị danh phục hoặc pháp,
Chân thật bí mật quyết