TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 38

dập lửa. Ðây chính là ngoài Tự Lực còn có thêm Phật lực. Trong các pháp
môn, pháp môn Nhị Lực này đặc biệt nhất.

Pháp môn này đã trọng yếu như thế thì phải niệm cách nào? Có hai

phương pháp niệm Phật: một là niệm Phật, hai là nhớ Phật (ức Phật).

Niệm là niệm ở đâu thì chú tâm tại đó, tức là khi niệm Phật thì tâm đặt

nơi Phật, tâm chính là Phật. Chẳng hạn lúc chúng ta niệm Phật hai thời sáng
tối thì niệm do tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra lại lọt vào tai, tâm nhớ lấy.
Ba nghiệp thân, khẩu, ý cùng hợp lại niệm. Kinh dạy: “Nhiếp trọn sáu căn,
tịnh niệm tiếp nối”
.

Lúc niệm cốt cho tinh chứ không cầu nhiều. Tổ sư nói: “Chỉ cần niệm

được 108 câu chẳng loạn. Nếu có một câu niệm sai lạc liền lần chuỗi niệm
lại từ đầu”.
Niệm được 108 câu Phật hiệu từng câu phân minh, nhớ rõ chẳng
lầm lạc mới tốt. So với niệm cả ngàn câu, vạn câu mà tâm tán loạn thì lợi ích
[của việc niệm Phật chẳng tán loạn] phải lớn hơn. Quý vị đồng tu đừng coi
thường 108 câu đó. Nếu quả thực quý vị có thể niệm được 100, 200 câu
chẳng loạn thì công phu đã chẳng uổng phí rồi. Chỉ e chẳng có mấy người
niệm được đến cả ngàn câu mà chẳng loạn. Ðây là lời chân thật!

Khi niệm Phật phải buông xuống vạn duyên, chẳng luận là niệm bốn

chữ, sáu chữ, đều phải đặt chắc toàn tâm toàn ý vào câu Phật hiệu. Giả sử
bốn bề cháy to, vẫn cứ niệm Phật như thế chẳng gián đoạn, chẳng loạn.
Niệm Phật phải có sức mạnh như thế, tâm luôn thường hằng như thế thì mới
thành tựu được.

Nhưng người tại gia khác với hàng xuất gia. Từ sáng đến tối đều phải

làm lụng, bởi đối với người xuất gia thì củi, gạo, dầu, muối... đều chẳng
quản đến; nhưng người tại gia có các nghề nghiệp: sĩ, nông, công thương,
nghiệp để mưu cầu sự sống. Vì thế, người tụng niệm một ngày ba thời, năm
thời không nhiều. Người một ngày có thể niệm Phật đến 3 tiếng đồng hồ
chẳng hiếm lắm, nhưng hai mươi mốt giờ kia đều tán loạn, tạo nghiệp. Ðại
đa số khóa sáng niệm nhiều, khóa tối niệm ít, hoặc khóa sáng niệm ít, khóa
tối niệm nhiều. Công phu niệm Phật như vậy khác gì nửa chén nước, làm sao
cứu hỏa được. Nhưng đức Phật có pháp phương tiện, đó là “ức Phật”.

Ức là nhớ rõ chẳng quên. Ði, đứng, nằm, ngồi, mặc áo, ăn cơm đều

chẳng hề quên. Dẫu cho vào chỗ nhà xí dơ bẩn nhất, trong tâm vẫn phải có
Phật, nhớ cho thật rõ ràng, rành rẽ. Quý vị nghĩ xem có việc gì mà khiến
mình dính vào thì đều quên tuốt mọi thứ không? Ðó là việc gì vậy? Chính là
“ăn”. Chim vì tham ăn mà bị bắt nhốt vào lồng, cũi. Cá do ham mồi nên mắc
câu. Có thể nói là hết thảy chúng sanh đang sống bị chết đi đều là vì cái ăn.
Chúng ta mỗi ngày làm lụng cực nhọc phi thường, chịu đựng mọi thứ nhục
nhằn, oan uổng, khổ sở, gian nan cũng đều là vì cái ăn. Có lúc bụng mình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.