TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 58

mới có thể sanh trưởng; có thiện căn thì mới có thể khai hoa, kết quả. Những
điều này trước đây tôi đã giảng qua, nhưng chỉ là diễn giảng cách khác.

Ai cũng niệm kinh Di Ðà, nhưng vẫn không hiểu. Vì lẽ gì không hiểu?

Là vì chưa có duyên khai ngộ. Trong Tịnh Tông cũng cần phải khai ngộ.
Không khai ngộ thì là mê hoặc, điên đảo, nhưng muốn khai ngộ phải là
người có phước khí. Vì thế kinh Di Ðà nói:“Chẳng thể dùng chút thiện căn,
phước đức nhân duyên”.
Muốn khai ngộ thì phải tu phước.

Phước đức là gì? Kinh Di Ðà nêu ra ba mươi bảy Trợ Ðạo Phẩm, điều

này khá rắc rối, không phải ai cũng làm được. Sau này, các tổ sư nói gọn lại
là mười thiện nghiệp, nhưng mọi người vẫn không hiểu, nên lại phải nói
pháp phương tiện là “tin sâu nhân quả”; cốt yếu là “đừng làm các điều ác,
vâng làm các điều thiện”
. Thiện ác chủng loại rất nhiều. Nếu như giữ được
năm giới cấm căn bản, khởi tâm làm điều gì thì hết thảy đều là vì công
(chẳng tư tâm), đó là Thiện. Tâm riêng tư cuồn cuộn thì là Ác. Trừ khử ba
sự ác căn bản là Tham, Sân, Si, làm gì cũng vì mọi người thì là có phước
đức.

Có phước sẽ khai ngộ. Cổ nhân nói: “Phước chí tâm linh”, nghĩa là:

Phước đến, tự nhiên tâm nhanh nhạy, vừa nói hiểu liền, giảng một câu hiểu
đến tám, mười câu. Vô phước thì tâm chẳng linh lợi, giảng cả trăm câu còn
chưa nghe hiểu được nổi một câu. Học Phật cầu cảm ứng đạo giao, cảm ứng
được Phật thì gọi là “linh cảm”. Tâm hôn mê, trầm trệ làm sao cảm ứng
được Phật? Dù Phật có đến tiếp dẫn vẫn chẳng chịu đi. Công phu phải tu tập
hằng ngày. Tu hành chẳng trở ngại đến nghề nghiệp dù là nông, công,
thương, công chức, y sĩ. Chỉ cốt sao dùng tâm Bồ Ðề làm việc thì là Thiện,
phước chí tâm linh tự nhiên khai ngộ.

Ngày hôm nay kết thất là đi dự thi, lúc bình thường khéo công phu thì

lúc kết thất khả dĩ đắc Nhất Tâm, chứ chẳng phải là cứ rêu rao rằng bảy ngày
liền được Nhất Tâm, liễu sanh tử. Trong vòng trời đất làm gì có chuyện
thuận tiện đến thế? Uống cạn một hơi chén trà còn chẳng dễ, huống là đại sự
liễu sanh tử! Hoàn toàn là do thường ngày luyện tập. Tâm, Phật và chúng
sanh là cùng một sự. Trọn tấm lòng đều nghĩ đến mọi người, khởi ý niệm
nào cũng đều là Phật thì tâm chính là Phật. Tâm chẳng niệm Phật, tơ tưởng
toàn là những điều xấu xa tạp nhạp, lộn xộn trong thế gian thì tâm là phàm
phu. Thành Phật hoặc làm phàm phu đều là do tâm tạo. Tiếp theo đây, tôi sẽ
giảng một bài kệ để kết thúc:

“Phật tại tâm trung mạc ngoại cầu” (Phật ở trong tâm chớ ngoại cầu):

Phật ở ngay trong tâm quý vị, thành Phật hay thành chúng sanh đều là do
chính quý vị mà thôi. Tìm cầu đức Phật bên ngoài là lầm lẫn. Câu này nói về
thiện căn, câu tiếp theo nói về phước đức.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.