TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP - Trang 60

chung Phật liền đến tiếp dẫn, được vãng sanh là thành tựu. Pháp môn này
thành tựu ngay trong đời này, nhưng điều khẩn yếu là “cảm ứng đạo giao”.

Nếu chẳng cảm ứng đạo thì chẳng thể thành tựu. Vì sao chẳng cảm ứng?

A Di Ðà như vầng trăng rạng ngời trên không, tâm người niệm Phật giống
như nước. Nước phải trong lặng thì vầng nguyệt mới soi bóng được. Ðấy là
cảm ứng; có vậy thì mới có thể tiếp dẫn vãng sanh. Nếu tâm chẳng thanh
tịnh giống như nước đục ngầu, vầng trăng chẳng hiện bóng được. Ðấy chính
là chẳng cảm ứng, dù A Di Ðà Phật ở ngay trước mắt cũng chẳng vãng sanh
được.

Làm thế nào để cảm ứng? Ðấy chính là điểm khác nhau giữa kết thất

niệm Phật và niệm Phật ở nhà. Ðến đây rồi thì tâm gì cũng buông xuống hết,
một lòng niệm Phật, ở nhà đâu có làm như vậy được. Kinh Di Ðà chuyên
giảng về chấp trì danh hiệu, sáu chữ hay bốn chữ Phật hiệu, một ngày, hai
ngày hoặc là bảy ngày, chỉ mong sao có ngày niệm đến Nhất Tâm, tâm thủy
lặng trong, cùng Phật cảm ứng, đấy mới kể là thành tựu, lúc lâm chung mới
bảo đảm. Nếu chẳng làm được như vậy thì kết thất cũng uổng công, khác gì
niệm Phật tại nhà đâu.

Nói đến Nhất Tâm thì trong ngàn vạn người khó có được một ai hiểu rõ.

Chẳng hiểu thì sao mà làm được? Dù có làm được cũng sợ là chẳng biết
[mình có thể làm được]. Vậy thì làm sao đây? Ðạo lý này, tôi là kẻ phàm
phu hoàn toàn chẳng biết gì. Tuy nhiên, trong Phật thất chẳng thể giảng kinh
nên tôi chỉ dựa theo nghĩa kinh và lời giảng giải của chư tổ sư để trình bày
cùng quý vị.

Kinh Di Ðà nói: “Nhất Tâm Bất Loạn”, thế nào là Nhất Tâm? Lời tục

nói: “Tâm vô nhị dụng”. Dụng tâm là khởi ý niệm tính làm chuyện gì đó.
“Vô nhị” nghĩa là khi ý niệm phát ra ngoài thì giống như vết kim đâm rất
nhỏ, chỉ có thể lọt qua một sự, chứ hai sự chẳng lọt được. Khi ý niệm đi vào
trong tâm cũng giống hệt vậy. Chỉ có một ý niệm lọt vào được nhưng rất
nhanh, rất nhỏ. Trong khoảng khảy ngón tay, có sáu mươi sát na. Mỗi sát na
có 110 ý niệm, toàn là do nơi mình giác ngộ. Hễ giác ngộ thì sẽ khéo làm
được. Các tông khác chẳng cho phép khởi ý niệm, mà phải đạt đến vô niệm,
rất là khó. Tịnh tông chẳng sợ khởi niệm, chỉ sợ hay biết chậm. Càng khởi
càng niệm. Niệm gì? Niệm A Di Ðà Phật. A Di Ðà mà ngừng một chút thì ý
niệm xấu bèn hiện lên ngay. Nếu“tâm vô nhị dụng” (tâm không khởi lên ý
niệm nào khác) thì mỗi niệm khởi lên đều là A Di Ðà Phật, cũng không niệm
điều gì khác. Ðó chính là Nhất Tâm.

Lâm chung Phật đến tiếp dẫn. Tiếp dẫn cái gì? Chẳng phải tiếp dẫn cái

túi da thối tha này, cũng chẳng tiếp dẫn vọng niệm, mà là tiếp dẫn cái tâm
niệm Phật. Vừa mới khởi vọng niệm liền tạo thành chướng ngại, dù Phật ở
ngay trước mắt cũng vẫn có chướng ngại. Tâm mình cùng Phật quang chẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.