Thật nhẹ cả lòng vì tìm được giải pháp đính hôn! Đó là câu trả lời kiểu
nước vì nó chẳng giải quyết gì hết và gác vấn đề lại sau. Nhưng kéo dài thời
gian cũng là việc lớn trong đời.
Ở Tokyo, cẩn tắc vô áy náy, tôi không nói với bất cứ ai về vụ đính hôn này.
Đầu năm 1990, tôi vào làm việc tại một trong bảy công ty lớn của Nhật. Với
danh nghĩa là làm ăn kinh doanh, chính những công ty này mới là những kẻ
nắm quyền lực thực sự ở Nhật. Như bất kỳ người làm công nào, tôi nghĩ
mình sẽ làm việc ở đó chừng bốn mươi năm.
Trong cuốn Sững sờ và run rẩy
, tôi đã kể tại sao tôi khó nhọc lắm mới ở
lại được công ty ấy cho đến hết hạn hợp đồng một năm.
Đó là sự trượt dốc vô cùng tầm thường xuống địa ngục. Số phận tôi chẳng
khác mấy với đa phần những người làm công ăn lương Nhật. Nó chỉ tệ hại
hơn vì ti là người nước ngoài và vì thói hậu đậu của riêng tôi.
Tối về gặp Rinri, tôi kể anh nghe những việc diễn ra trong ngày. Ngày nào
cũng đầy những sỉ nhục. Rinri nghe tôi kể, anh còn thấy khổ sở hơn những
gì tôi phải chịu đựng, và khi tôi kể xong, anh lắc đầu rồi xin tôi tha thứ cho
người dân nước anh.
Tôi cam đoan với anh là người Nhật chẳng có lỗi gì cả. Trong công ty này,
tôi có nhiều đồng minh đáng giá lắm. Rốt cuộc, nỗi thống khổ của tôi chỉ là
do một người gây ra, như thường thấy trong môi trường làm việc. Tất nhiên
là cô ta cũng được nhiều người trợ giúp c lực, nhưng chỉ cần cô ta thay đổi
thái độ là số phận tôi có thể đã khác biết bao nhiêu.
Tôi có hai cuộc sống song song. Ban ngày là nô lệ, ban đêm là vợ chưa
cưới. Lẽ ra tôi vẫn thấy tạm ổn nếu đêm không ngắn đến thế: phải tới hai
mươi hai giờ tôi mới gặp được Rinri, mà ngay từ hồi ấy tôi đã dậy từ bốn