VÒNG TAY SAMURAI - Trang 92

Sau cơn thăng hoa ẩm thực, tôi nhận ra các vị khách mời đang nhìn mình vẻ
hơi khó xử và dò hỏi: dường như họ không hiểu vì sao tôi không quan tâm
đến họ nữa. Tôi quyết định đình công không chịu nói. Nếu họ muốn nói thì
cứ việci mà nói! Sau bài diễn thuyết về bia Bỉ, tôi có quyền được nghỉ và
được ăn chứ. Tôi bỏ vai trò nhà hùng biện rồi.

Rinri ra dọn chỗ bát đĩa sạch trơn và mang cho mỗi người một cái bát sơn
mài đựng nước canh hoa lan. Tôi nhiệt tình khen tác phẩm của anh. Những
người khác coi việc anh đóng vai bà nội trợ Nhật quá hiển nhiên đến mức
chỉ khen một câu. Gã nô lệ cụp mắt khiêm tốn và chạy đi giam mình vào
ngục tối, chẳng nói chẳng rằng gì cả.

Món canh hoa lan trông thì đẹp nhưng nhạt nhẽo. Ngắm xong thì chẳng còn
việc gì mà làm nữa. Lại im lặng đến ngạt thở.

Đúng lúc đó, Hara nói với tôi cái điều không thể tin nổi ấy:

- Cô đang nói về loại bia-rượu vang.

Cái thìa của tôi chết sững trên không và tôi hiểu: họ lệnh cho tôi tiếp tục
diễn thuyết. Đúng hơn là họ tuyên bố rằng tối nay tôi là người nói chuyện.

Người Nhật đã sáng tạo ra cái nghề tuyệt vời ấy: nói chuyện. Họ đã nhận ra
mối tai vạ của những bữa tối chính là cái bổn phận chán ngắt phải nói
chuyện. Thời Trung Cổ, trong những buổi yến tiệc vua ban, mọi người đều
câm như hến, thế thật hay. Đến thế kỷ XIX, việc khám phá các tục lệ
phương Tây xui khiến những người lịch sự tao nhã nói chuyện bên bàn ăn.
Họ phát hiện ra ngay nỗi phiền nhiễu nảy sinh từ nỗ lực này, nỗ lực từng
một thời được đẩy cho các geisha

[42]

. Những phụ nữ đó ngày càng ít đi và

người Nhật đã khéo léo tìm ra giải pháp bằng cách tạo ra nghề nói chuyện.

Trước mỗi lần làm nhiệm vụ, người nói chuyện nhận được cả tập hồ sơ gồm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.