học sử của Đại học Sư phạm hoặc Đại học Tổng hợp Hà Nội soạn hồi
những năm 1960-1970, chỉ thấy người ta dẫn ra tuỳ bút Vô đề của
Nguyễn Tuân hoặc bút ký Đường vô Nam của Nam Cao. Mà ở cả hai
bài ký ấy người ta chỉ đọc thấy thái độ của nhà văn chứ hầu như
không thấy bóng dáng đời sống sự kiện hiện thực đương thời.
Vậy mà trên Trung Bắc chủ nhật chỉ trong năm 1945, ta sẽ thấy
có trên một chục bài thuộc loại nói trên của Vũ Bằng. Các sự kiện
quốc tế như tin Hitler tự tử, nước Đức quốc xã sụp đổ, phe Đồng
Minh thắng lợi và kết thúc thế chiến thứ hai; các sự kiện ở ngay
trên đất này như quân Nhật ở Đông Dương làm đảo chính, quân
Pháp thua chạy, vua Bảo Đại lập nội các cho "Việt Nam Đế quốc",
rồi Cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, – bấy nhiêu sự kiện đều ít nhiều có hồi âm trong các
bài báo thời ấy của Vũ Bằng. Ngày nay, bằng vào đó, chúng ta có
thể coi ông như một trong những nhân chứng của các biến cố lớn
ấy, hơn nữa, là một trong những nhân chứng hiếm hoi và nặng ký.
Quả vậy. Có thể nói, nhờ ngòi bút đưa tin kiểu phóng sự của ông,
ngày nay ta mới biết có những hoạt động xã hội của giới nghệ sĩ ở Hà
Nội như biểu diễn lấy tiền ủng hộ binh sĩ bị thương; hoặc triển lãm
tranh "cổ động nền độc lập" ngay sau khi thực dân Pháp bị tước
quyền cai trị ở xứ mình; những thảo luận về quốc ca và quốc kỳ
cho một nước Việt độc lập; việc đặt vấn đề dùng hoàn toàn Việt ngữ
trong giáo dục phổ thông; việc đặt vấn đề cải cách chương trình dạy
ở
trường mỹ nghệ, v.v. Cũng chỉ nhờ ngòi bút nhà văn làm báo này, ta
mới biết có những va chạm Việt-Pháp trong cư dân ở ngay những
ngày "hậu thực dân" đầu tiên. Chỉ nhờ ngòi bút nhà văn làm báo ghi
nhanh, ta mới còn biết có những nét của biến thiên lịch sử vụt
thoáng qua rất nhanh: học giả Trần Trọng Kim trong vai trò thủ
tướng; việc khôi phục Hà Nội trong quy chế một thành phố của
nước Việt Nam độc lập; việc Hà Nội khôi phục đền Trung Liệt thờ