truyền, đã quần tụ chung quanh tuần báo này, đáng kể nhất là
những nhà văn, nhà báo kỳ cựu như Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất
(ông này bị trục xuất từ Nam Kỳ ra Bắc), Doãn Kế Thiện, v.v...
Vai trò của Vũ Bằng trên Trung Bắc chủ nhật, trong phần lớn
thời gian tồn tại của tuần báo này, có thể hiểu như là thư ký toà
soạn (điều này là đoán nhận qua nội dung báo chứ không thấy ghi
rõ ràng trên manchette báo). Vai trò này không chỉ thể hiện ở việc
chèo lái toà soạn, ở việc sắp xếp nội dung bài vở các số báo, mà
còn bộc lộ ở chính một phần đáng kể các bài báo của Vũ Bằng.
Chẳng hạn, mục "Không đó... thì đây" ở hầu hết các số báo từ
tháng 9 đến hết năm 1940, điểm các sự kiện thời sự văn hoá xã hội
từ lớn đến nhỏ được các báo hàng ngày nêu trong tuần lễ trước đó;
hoặc các loại bài dẫn nhập các số báo mang tính chuyên đề. Bạn đọc
sẽ thấy trong sưu tập này khá nhiều bài Vũ Bằng viết nhằm mở
đầu hoặc kết thúc những ý kiến, những chùm tư liệu của nhiều
tác giả khác nhau xung quanh mỗi chuyên đề của từng số báo: số
về vùng Láng ngoại ô Hà Nội, số về mùa thu, số về văn hoá Nhật
Bản, số về Thái Lan, số về hội Lim, số về chiếu bóng, số về
tuồng, số về nạn mê tín dị đoan, số về nạn lang băm, số về hội
chợ, số về báo chí, số về nạn lụt, v.v... Chính việc phải ứng phó
với các loại đề tài kiến thức phổ thông về văn hoá xã hội trong và
ngoài nước, đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng rộng của cư dân
trung lưu đô thị, đã buộc một cây bút vốn ban đầu chỉ tự thấy có
khiếu viết văn và yêu thích vẻ năng động của nghề báo đã phải tự
mở rộng không ngừng tầm hiểu biết của mình, phải tự xác định và
tự bồi bổ một quan niệm trước các vấn đề xã hội, chính trị, văn
hoá đương thời.
Vũ Bằng thuộc thế hệ người Việt thứ hai hoặc thứ ba bước vào
nghề báo, khi mà nghề báo và nghề văn vẫn chưa tách hẳn khỏi
nhau;
thể tài mà ông viết thạo và viết hay, thường vẫn là các loại