VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 8

khi đăng Trung Bắc chủ nhật đã in thành sách riêng, và gần đây,
nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã sưu tầm và đưa in lại

2

. Tôi cũng

chỉ lấy các bài mà tác giả ký là Vũ Bằng hoặc Tiêu Liêu, không lấy
các bài ký các bút danh khác, được biết cũng là của Vũ Bằng, như
Thiên Tướng chẳng hạn.

Điều mà tôi muốn lưu ý nhất ở các tác phẩm của Vũ Bằng

trong sưu tập này, là ý nghĩa đáng kể về tư liệu. Đây không chỉ là các
tác phẩm mà còn là những tư liệu, thậm chí là loại tư liệu hiếm, quý,
về nhiều phương diện khác nhau.

Vì hầu hết các bài trong sưu tập này đều rút từ Trung Bắc chủ

nhật, xin nói chút ít về tờ tuần báo này. Ban đầu, tên gọi của nó là
Trung Bắc tân văn chủ nhật, tức là một ấn phẩm ra hằng tuần
của nhật báo Trung Bắc tân văn (tờ nhật báo này ban đầu là chi
nhánh của tờ Lục tỉnh tân văn ở miền Trung và miền Bắc, chủ
nhiệm là E. Schneider, chủ bút là Nguyễn Văn Vĩnh, hoạt động từ
1913 đến 1941); người quản lý tờ tuần báo này là Dương Phượng
Dực. Khi Trung Bắc tân văn đóng cửa, tuần báo này đổi tên là
Trung Bắc chủ nhật, người đứng chủ trương là Nguyễn Doãn Vượng;
từ số 257 chủ nhiệm là Nguyễn Văn Luận. Tính ra tờ này ra được 262
số, từ 3.3.1940 đến 16.9.1945.

3

Có thể nói, trong mặt bằng báo chí tiếng Việt đương thời ở

miền Bắc, Trung Bắc chủ nhật là tờ tuần báo văn hoá xã hội phổ
thông. Tờ tuần báo này là nơi giới thiệu khá nhiều tác phẩm của
những nhà văn "tiền chiến lớp sau" như Nguyễn Tuân, Nam Cao,
Hồ Dzếnh, Kim Lân, Bùi Hiển, Tam Kính, v.v... Song phần dành
đăng sáng tác thơ văn dù sao cũng ít hơn so với các nội dung tri thức
văn hoá xã hội, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của các giới trung lưu
trong thị dân đương thời. Do vậy, nhiều cây bút đa năng, có thể dịch
thuật kiến thức Âu Tây, lại cũng có thể biên khảo tư liệu Á Đông cổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.