VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 170

Muốn yên lòng các đấng thần minh giận dữ đã sát hại sinh linh

hồi ấy, những vị hoà thượng có tiếng ở trong nước bèn nghĩ ra một
cách là bày ra một cái đàn để múa hát ở trên bãi cỏ, ngay chỗ xảy ra
nạn động đất quỷ khốc thần kinh kia, và cầu được ước thấy, vừa
cúng tế múa hát được vài hôm thì ngọn lửa tắt hẳn và nạn động
đất cũng thôi hẳn, không hoành hành nữa.

Theo như sự tích truyền kỳ thì hát bội Nhật Bản bắt đầu từ đó.

Hiện nay, ở nhiều nhà hát của Phù Tang tam đảo, trước khi chơi một
tích hát gì người ta vẫn còn cho biểu diễn lối múa đó, tục gọi là
sambasho để kỷ niệm cái kỳ tích ở Nã-la và thường thường người
đứng ra biểu diễn lối múa đó vẫn ăn mặc lối hoà thượng ngày xưa
vậy.

Dân gian từ đó bắt đầu làm quen với những cách biểu diễn có

tính cách tôn giáo đó. Những cách biểu diễn đó, khởi thuỷ rất bình
dị; phái Thần đạo về sau dựa vào đó mà làm nên những hài kịch
câm và hoạt động. Trong những kịch câm đó, vở có tiếng nhất là vở
Tama-Tori, trong đó người ta có nói đến một người đàn bà thành
tiên, lúc ra trò, tay rung lia lịa một thứ nhạc khí tiếng kêu sang sảng,
tay thì cầm một quả tròn bằng pha lê quý giá biểu hiệu sự thực và
sự trong sạch ở đời, không ai làm mờ đi được, dù là quỷ sứ.

Cứ xem như thế thì ta biết rằng cái khởi nguyên của nghề hát

bội Nhật cũng giống những khởi nguyên của nghề hát bội Pháp. Ở
Pháp vào thời trung cổ người ta cũng diễn những trò huyền ảo và
phô trương những chuyện huyền bí ở nhà thờ, sau dần dần lan ra
đến những biệt thự của các vì quân chủ, quốc vương, sau mãi mới
đến những chỗ công cộng để cho dân chúng đến xem cho thích
mắt. Nghề hát bội của Nhật và của Pháp có nhiều chỗ giống nhau
và nghề hát bội của hai dân tộc ấy đã trải nhiều chặng để đến sự
tiến bộ ngày nay vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.