thuốc đó thể nào lại chẳng có một đống cát, một đống bụi hay một
con xén tóc, con bọ dừa bị tán lẫn vào? Những thứ thuốc như thế,
tôi không hiểu nó chữa được cái gì hay là chỉ có cái công dụng làm
hỏng mắt người ta, mà những ông bà chữa thuốc kia chính là
những "người làm hỏng mắt có môn bài" vậy. Bởi vì còn ai lạ gì, con
mắt của chúng ta nó cũng như hai hòn ngọc trong sáng cần phải giữ
gìn từng ly từng tí, nhiều khi chỉ một hạt bụi nhỏ rơi vào cũng làm
cho ta khổ sở rồi. Muốn lấy được hạt bụi ra, người ta phải dùng
đến nước thực trong ngâm mắt để lấy hạt bụi ra, mà đau mắt, cố
nhiên là người ta phải dùng những đồ chữa rất tinh khiết đã đành;
ngay đến thuốc, thuốc chữa cũng phải dùng cái gì đun thành hơi
để đắp vào hay đổ vào, chứ đâu lại có cho bột vào mắt một cách
không tiếc tay như thế được? Mà nào thứ bột đó chế hoá có vệ sinh
gì cho cam: người ta, áng chừng đã cho rằng con mắt cũng như cái
mụn loét, cái vết sâu, muốn rắc gì vào thì rắc, nên đã để toàn
quyền cho một lũ "tí nhau" chưa hết rám nắng ở thôn quê đứng ra
làm. Một buổi sáng chủ nhật mới đây, đứng xem họ chế thuốc đau
mắt chữa người, tự nhiên tôi sực nhớ ra rằng ít lâu nay có những
người bán "sì-cốc-bểu" ở Hà thành cho thịt chuột vào nhân bánh để
bán cho người ta ăn. Thịt chuột, ăn vào bụng, cái đó đã là ghê rồi;
đằng này lại còn có thể có bao nhiêu thứ khác khiếp tởm hơn thịt
chuột, mà lại cho vào mắt là một cơ quan nên gìn giữ nhất thì cứ
nghĩ đến cũng đủ làm cho chúng ta rùng mình biết bao nhiêu!
Tôi trông thấy những người ngồi chờ chữa thuốc mà không
khỏi có một tấm lòng ái ngại. Vẻ thực thà lộ ở trên nét mặt, họ trông
ở
những ông chủ hiệu, bà chủ hiệu sự tái tạo, sự hồi sinh như trông
vào một đấng tối cao. Có biết đâu rằng, một phần lớn họ đã
thất vọng, hay tuyệt vọng, – nếu có hy vọng chăng nữa thì chẳng
qua chỉ là một cái bóng hy vọng mà thôi. Bởi vì tôi đã biết rằng
lắm khi một người bệnh vào chữa lần đầu ở những hiệu kia khỏi
hẳn đi một nửa. Ai ai cũng tưởng thuốc họ hay, có biết đâu rằng đó