Phê bình Phương Tây trả lời
Chúng tôi vừa nhận được cuốn sách ấy, cuốn sách mong đợi,
bởi vì trước khi tác giả cho phát hành, chúng tôi đã nghe thấy nói
rằng đó là bộ tục "En s’écartant des ancêttres". "En s’écartant des
ancêtres" được nam nữ thanh niên hoan nghênh thế nào thì cuốn
"La réponse de l’Occident"
của hai bà Marguerite Triaire và Trịnh
Thục Oanh vừa xuất bản mới đây chắc cũng sẽ được hoan nghênh
như thế, mà có khi hơn nữa, bởi vì nhân vật trong truyện vẫn là nhân
vật cũ, nhưng bây giờ họ đã đứng tuổi rồi, họ "chín chắn" hơn và
những sự nhận xét về đời của họ cũng tinh vi và chua chát hơn lúc
trẻ. Người ta phần nhiều thích sống với những cuộc đời đau khổ,
trải nhiều. Người viết văn có những kỷ niệm não nùng thường được
hoan nghênh khi những kỷ niệm đó được diễn lại một cách ý nhị và
tinh vi. Đó là một tâm lý chung vậy, không những ở nước ta mà ở
nhiều nước trên thế giới nhất là nước Anh, một nước sản xuất
nhiều nữ sĩ, trong số đó ta phải kể trước nhất nữ sĩ Rosamonde
Lehmann viết nhiều chuyện thương tiếc những kỷ niệm thiếu
thời rất hay. Trong truyện "Phương Tây trả lời", những nhân vật cũ
của chúng ta: Mai, Dần và Gaby cũng nhớ tiếc lại thời hoa tuế,
cũng như một nhân vật của Lehmann đứng ở dưới gốc cam nghe
tiếng rìu chặt cây vọng đến bên tai mà nhớ tiếc lại hồi hãy còn
nhỏ chơi ở trong vườn hoa vậy. Nhưng nhớ tiếc cho mấy, còn làm gì
được nữa? Thời tươi đẹp đã qua rồi, số mệnh đã định đoạt, họ bây
giờ đều có mỗi người một con đường đi khác hẳn nhau, tuy họ cũng
bắt đầu cùng chỗ: chỗ đó là chỗ xa lánh tinh thần cố hữu của tổ
tiên đất nước.
Cô con gái dút dát, e lệ ngày xưa là cô Dần, bây giờ đã yên vui ở
trong cảnh gia đình. Nghĩa là sau khi theo mới một dạo, cô đã tỉnh