Bắt đầu chuyện "Phương Tây trả lời" ta thấy Son, Mai và Dần
đương sống ở trong những tâm trạng ấy. Cụ Huyện, tiêu biểu cho
tinh thần văn hoá Việt Nam, đứng lên cực lực mạt sát cái văn hoá của
Tây phương mang lại. Cũng như trăm nghìn cụ già khác, cụ luôn luôn
thương tiếc cái "tuổi vàng" cái thời dân ta sống chất phác thực thà,
không có nhiều dục vọng mà cũng chẳng làm những cái lố lăng thái
quá như tắm biển như nhảy đầm chẳng hạn. Giá thử còn trẻ, thì
Mai đã phản đối rồi, nhưng bây giờ Mai đã trải đời rồi, Mai đã
khôn rồi, nàng chịu đựng số mệnh và chỉ muốn trông thấy các
con khôn lớn. Những lúc nhàn rỗi Mai thường đi lại thăm nom Son và
Dần và những khi Son đau ốm nàng hết lòng săn sóc như một
người trong gia tộc. Thấy hạnh phúc của gia đình nhà Mai rồi ngậm
ngùi nghĩ đến cảnh ngộ mình, Son chán chồng và như có vẻ khinh
chồng, chỉ một chút thì đôi lứa ấy chia rẽ nhau trên đường đời. May
lúc ấy Mai đến vừa kịp lúc và mang lại hoà khí cho gia đình nhà
ấy. Sau một cuộc đời phóng túng, tưởng như không cần bận nghĩ
đến tương lai, hai người đàn bà này cũng thấy cõi lòng trống trải,
nhất là Son. Mai và Son học mới, tưởng là thoát ly được những cổ
tục, nhưng không, tưởng như thế là lầm. Mai thương bạn không có
con nối dõi tông đường xin phép Lâm và Son cho thằng con lớn
được chống gậy, và nhận Son làm mẹ.
Người ta muốn tân tiến thế nào thì tân tiến, cũng không thể
bỏ hết cả đặc tính của người mình. Người phương Tây bao giờ cũng là
người phương Tây, người phương Đông bao giờ cũng là người phương
Đông, – như lời Ruydard Kipling đã nói. Đông, Tây không bao giờ
gặp nhau. Có một lúc người ta tưởng thay đổi hết, cải tạo hết. Đó chỉ
là một điều lầm. Những cái lá giống nhau sẽ liên tiếp nhau rụng
xuống để cho một lớp khác giống như thế thay vào, rồi lại rụng,
cũng như một thế hệ này tàn để cho một thế hệ khác lên tiếp,
không suy suyển mà cũng không thay đổi. Đãn hoặc có đôi khi thay
đổi ta nên biết rằng đó chỉ là sự thay đổi tạm thời mà thôi, có khi