VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 274

chỉ là sự thay đổi bề ngoài, còn bên trong thì bao giờ cũng vẫn thế,
vẫn trầm lặng như xưa vậy. Thí dụ như Dần chẳng hạn, Dần
muốn tìm một sự yên ổn cho linh hồn nên theo Gia-tô giáo. Gia-tô
giáo, theo như hai nữ sĩ tác giả "La réponse de l’Oecident" chính là
câu trả lời của Tây phương. Con Mai con Dần lớn lên cũng hướng về
Tây phương cả [...] Tây phương vậy là đã đền bù lại cho ta Gia-tô
giáo?

Hãy nghe tác giả mượn lời ông cố nói với Mai: "Đạo Gia-tô là cái

nền tảng văn hoá của Tây phương. Chịu ảnh hưởng của Tây phương,
bạn trẻ của nước ta đã bỏ những căn bản cuộc đời của tổ tiên mà trong
khi ấy thì không bám vào được căn bản và những sự trật tự mới của
Tây phương. Học thuật tư tưởng của Tây phương nhiễm cái tinh thần
Gia-tô. Người không thể chia rẽ học thuật Tây phương với đạo Gia-tô
được".

Trở lên là ý kiến ông linh mục Le Gorridec, nhưng ta rất có thể

bảo đó là ý kiến của hai bà Trịnh Thục Oanh và Marguerite Triaire
vậy. Dù sao, ta cũng nên nhận rằng một nhân vật ở trong truyện, cô
Dần, cũng đã thử tìm sự an ủi linh hồn ở trong đạo Gia-tô rồi.
Nhưng như trên kia tôi đã nói, Dần vẫn quay về với đạo Phật là cái
đạo đặc biệt của phương Đông, nàng mộ đạo Gia-tô và có một tấm
lòng tin tưởng có thể gọi là mãnh liệt, nhưng cái hồn tôn giáo của
đất nước lúc nào như cũng lẩn quất ở bên mình nàng vậy.

Theo ý riêng của kẻ viết bài này thì bao giờ phương Đông cũng là

phương Đông mà phương Tây cũng là phương Tây. Những sự theo
mới bồng bột một thời kỳ, ta chỉ nên coi như một cơn ác mộng mà
thôi. Xem ngay như ba nhân vật chính trong truyện, Mai, Dần, Son
và các con Mai, con Dần, những người có tâm hồn yên ổn đều là
những người đi trên con đường mới một dạo mà quay về đường cũ
vừa kịp lúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.