và chưa biết chừng tuồng cổ sẽ được thấy những ngày cực hùng
cực thịnh, mà nước ta chưa có bao giờ cả!
Chắc ai cũng còn nhớ một hồi, nước ta, đi đến chỗ nào cũng chỉ
thấy hát cải lương và ngồi chỗ nào cũng chỉ thấy hát cải lương. Cải
lương là thần thánh, hát cải lương là tất cả; đĩa hát cải lương, bà già
hát cải lương, con trẻ hát cải lương, thiếu nữ mê những chàng biết
hát cải lương và đàn ông mê những đào hát cải lương. Có người
khuynh gia bại sản vì hát cải lương là thường. Thậm chí bao nhiêu rạp
hát chuyên hát tuồng cổ dạo ấy vì theo phong trào đều đổi ra hát
cải lương cả. Chúng tôi không dám bình phẩm đến cái lối hát ấy
bởi lẽ chúng tôi còn chưa được biết cái hay của nó ở chỗ nào. Chúng
tôi chỉ muốn nhận xét điều này là: lối hát cải lương nếu quả đã
mê hoặc được một số người ưa mới trong một dạo, thì cũng đã gây ra
những cái cực lố lăng, nhất là tung ra kịch trường những lời văn
thảm hại quá đến nỗi gần thành vô nghĩa:
"Than ôi, nước chảy mây bay, trăng tà nguyệt xế(?), tiếng dế
nỉ non như du cõi hồn tôi yào mộng ảo. Chẳng biết đêm nay là
đêm gì, cảnh này là cảnh gì mà khúc đờn bên xóm, tiếng nhạn
bên này, sương trùm dưới gối(!) khiến cho tôi ngắm cảnh
thừa ưa(?) mà diễn nên tấn tuồng bi kịch này.
(Ca!) Than ôi, nguyệt xế non đoài, ngắm cảnh trăng khuya
mà tâm hồn tôi thấy vô cùng lạnh lẽo..."
Thế là cái nghĩa gì? Ai hiểu được chúng tôi xin chịu. Và chúng tôi
xin chịu cả cái lối hát gì mà Bàng Quý Phi mặc quần áo đầm,
chiếu projecteur tây, lại cầm cái quạt lông Anh, nói tiếng ta, diễn
sự tích Tàu mà lại cho vào một điệu "con chó xồm cắn con chó lài,
gầu gấu gấu gầu" trong khi vua Tống Nhân Tôn mặc áo long
bào, đi giày tây trắng ca một bài – tôi không nói đùa – một bài theo