người sần lại, nhà vua để ý xem xét thì té ra mới biết sở dĩ mình
khỏi được bệnh như thế là vì đã ăn được một thứ quả và một thứ lá
cây rất to, không biết tên là gì.
Nhà vua ngày một ngày hai khỏi bệnh trở về triều. Cả nước lấy
làm lạ; các nhà y học hết sức tìm tòi xem xét cái cây kia xem là thứ
cây gì mà lại có một tính cách mầu nhiệm chữa được bệnh hủi một
cách thần tình như vậy.
Hồi đó ở Cao Miên và Xiêm La đã có nhiều ông cố đạo đi
truyền giáo ở khắp các chốn thâm sơn cùng cốc. Một ông cố đạo
lúc đó mới khám phá ra rằng cây đó là cây chaumoolgra, một cây có
rất nhiều ở vùng Mã Lai và Phi Luật Tân. Ông nói ở miền Nam
Đông Dương cũng có nhiều thứ cây này. Từ đó ông cố đạo nói trên
mới nghĩ cách cổ động dân gian ở miền rừng rú trồng thực nhiều
cây chaumoolgra; sự ích lợi của giống cây này, đối với việc chữa
bệnh phong hủi mỗi ngày một nhiều thêm; đến bây giờ thì người
dân vùng Sumatra, Bornéo, đảo Antilles đã biết công dụng của cây
này rõ lắm, họ không còn coi bệnh hủi là một bệnh nan y nữa.
Tác giả viết bài báo mà chúng tôi thuật lại vắn tắt trên kia kết
luận rằng:
"Theo như lời viên cố đạo nọ thì giống chaumoolgra có ở Đông
Dương. Vậy ta nên lấy làm tiếc rằng sao người Đông Dương và
người Pháp ở Đông dương lại không tìm khảo xem cây chaumoolgra
tên là cây gì và, nếu quả những lời viên cố đạo nói trên kia là đúng,
ta đem quả, lá và nhựa cây ấy dùng trong việc làm thuốc chữa bệnh
phong hủi thì có phải là có ích không?"
Những lời nói của nhà báo kia thực quả là dễ nghe lắm lắm. Duy
có đoạn dưới ta thấy rằng có hơi thừa, bởi vì chính tôi, tôi biết
rằng cây chaumoolgra không có gì là lạ hết, người Pháp và người