nào mực nào ấn loát, lại thêm bao nhiêu thứ phí tổn khác cứ theo
thời giá thì 50-60 trang có bán độ tám hay một đồng cũng phải. Một
đồng bạc một cuốn truyện! Năm xu một tờ báo hằng ngày! Và
mười lăm xu một tờ báo hằng tuần! Đừng nói đến những người
nghèo, hay anh em thuyền thợ, nói ngay đến các ông công chức
làm bảy tám chục trở lên liệu có đủ tiền mà mua được ba thứ mà
không sợ hao hụt tiền "công quỹ"?
Chúng tôi đã từng biết nhiều gia đình một vợ một chồng, một
vài đứa con, ai nấy cũng thích đọc sách và xem báo, vậy mà hằng
tuần không dám mua một tờ báo để xem. Nếu có thích quá, họ
đành phải chung tiền nhau mỗi nhà vài xu mua sách báo để xem
chung. [.....]
Bao nhiêu cái nguy ấy, thử hỏi do từ đâu mà khởi lên?
Từ giấy. [.....]
Nước ta, [.....] báo chí xin được phép rồi đều được nhà Đoan
cấp cho một cái licence
mua giấy ngoại quốc, mà mua được giấy
ngoại quốc như thế thường là rẻ lắm. Ấy là nói về dăm năm
trước kia chứ không phải bây giờ. Trước kia một ram giấy tốt có khi
chỉ vài đồng bạc, chứ bây giờ thì không có để mà dùng, cày cục đến
hết hơi hết sức cũng không làm sao mà có.
Lúc bắt đầu chiến tranh, mỗi ram giấy từ một vài đồng đã
tăng dần lên đến vài bốn chục, bây giờ thì hết hẳn giấy ram
ngoại quốc, chỉ còn giấy cuộn, mà giấy cuộn ấy lại mới càng đắt
làm sao. Một tờ báo hàng ngày, nói thực, bán năm xu không có lãi,
nếu số in ít quá. Những tờ tuần báo ít người đọc, tự phải đào thải
đi; số người đọc giảm; nhiều nhà khổ vì giấy, mà có giấy rồi, in
được thành sách thành báo, lại bị cái khổ là người đọc không được
mấy vì giá bán đắt gấp năm gấp mười khi trước. Chúng tôi không
muốn nói đến nghề làm giấy ở đây, nghề làm giấy tây ở Đáp
Cầu và nghề làm giấy bản, giấy lệnh ở Bưởi, Nghĩa Đô, vì nói