bây giờ tôi chắc ông không lạ nữa. Trong buổi họp của Tổng cuộc và
các cua-rơ, tôi trịnh trọng đặt hai cái đinh vào một cái đĩa của hotel
Coq d’Or và tôi thuật lại lúc tôi gác xe đạp chung với bọn cua-rơ nói
trên kia để vào trong một cái lều tranh xin nước uống. Nhân tiện,
tôi lại nhắc ông rõ luôn đến cuộc đua năm 1934 mà có người dám
nói là anh em cua-rơ cũng đã dùng đinh để hại nhau. Tôi bây giờ
cũng đã giải nghệ, tôi không cần phải giấu hay cần phải nói dối
làm gì. Tôi có thể nói quyết anh em Bắc Kỳ không bao giờ phải làm
những chuyện hèn hạ đê tiện thế. Chính tôi trong một cuộc đua năm
1934 hay 1932 gì đó, tôi đã xuống chữa xe giúp một bạn trong Nam
và bởi vì tôi chữa xe cho anh ta, tôi thấy cần phải coi cái xe ấy cho
tới lúc về đích để khỏi mang tiếng là làm hại. Thực lắm lúc người
đua xe khổ lắm: nghĩ đến xe, nghĩ đến mình và nghĩ đến cả
người, có khi nghĩ đến người hơn là nghĩ đến chính bản thân mình
nữa. Một nguyên nhân chính của sự nổ lốp xe, theo như ý tôi, thì do
ở
người cua-rơ. Ông có để ý nghiệm mỗi khi ta đi xe đạp, phởn lên, ta
sang bên này quay guidon sang bên kia hoặc là nhấc
bánh trước lên chơi thì hai bên cạnh cái lốp dẹp hẳn xuống không?
Đó, như thế là cái lốp hại đi chứ còn gì? Nếu lúc ấy trên đường lại
có hòn sỏi nhọn hay mảnh thuỷ tinh thì tất nhiên phải đâm vào lốp
và cứ mỗi khi rún thêm một tí thì hòn sỏi hay mảnh thuỷ tinh đó đâm
vào càng mạnh. Người cua-rơ đạp xe ở trên đường trường cũng thế.
Biết mình hơn tốp khác rồi hay là tin chắc thế nào mình cũng
đánh lừa bọn khác bằng mánh lới của mình rồi, người cua-rơ
thường hay rửng mỡ đi ghẹo bên này ghẹo bên kia cho sướng. Có khi
đi chậm, có khi lại cúi đầu cắm cổ đạp dấn, để không làm gì cả.
Theo ý tôi, người cua-rơ xe đạp cần nhất là phải điềm tĩnh. Điềm
tĩnh để vừa đạp vừa nghĩ mưu, cái đó đã đành rồi; nhưng điềm tĩnh
để cho đừng rửng mỡ lên như thế dễ hại lốp lắm và nổ lốp là
thường khi. Tôi không dám khoe chứ thực trong bao nhiêu năm chạy
trên đường, lúc nào, dù hơn hay kém người, tôi cũng giữ gìn đôi bánh