Dưới bóng mặt trời không có gì lạ!
Cả đến việc phát minh cũng vậy!
Danh sĩ La Bruyère1 nước Pháp bàn về văn chương thập thất
thế kỷ có phàn nàn rằng bao nhiêu cái hay cái đẹp đều bị người ta
viết mất rồi. Lời than ấy có ngụ một ý thành thật nhưng không có
ý rằng từ đó sắp sau người ta không thể viết được cái gì hơn thế
nữa. Trái lại. Cái mới bao giờ cũng ở trong cái cũ mà ra. Thế kỷ XVII,
XVIII, XIX, XX đã đem cho ta bao nhiêu áng văn hay đẹp hơn hồi
thế kỷ XVI, XV và trước đó. Là bởi vì những cái hay cái đẹp tuy đã bị
người ta viết mất cả rồi thực đấy, nhưng với sự cần lao gắng
sức, sự làm việc, người ta lúc nào cũng vẫn có thể tìm những cái đẹp
đẹp hơn, những cái hay hay hơn, nói tóm lại có thể tìm được rất
nhiều điều mới hơn và lạ hơn.
Cho mới biết dưới bóng mặt trời thực không có gì là lạ. "Cái mới
cái lạ đều ở những cái cũ mà ra" – câu nói đó mới nghe như có ý
tương phản; nhưng thật không có gì xác thực bằng, cũng như cái
chết, ai cũng tưởng là hết nhưng có biết đâu là nguồn sự sống.
"Nếu bông lúa không chết đi..." câu nói ấy bao giờ có thể mờ được
trong Sấm truyền! Cho nên bảo rằng đời này là một sự luân
chuyển của cái cũ cái mới theo nhau, thực đúng. Nhiều cái mà ta
tưởng bây giờ là mới chính chỉ là những cái cũ của ngày xưa mà ra
vậy. Để chứng tỏ cho những lời nói ấy, chúng tôi xin đan cử ra đây
một thí dụ lớn nhất là cái thí dụ của nước Pháp, một nước có nhiều
người tài nhất thế giới, mà ví dụ có bảo là đáng liệt đứng hàng đầu
thế giới về những chuyện phát minh cũng chẳng phải là ngoa ngôn.
Đọc lịch sử Pháp, điều mà chúng ta chú ý nhất là người ta nói
về Trung cổ thời đại không lấy gì làm kỹ. Nhiều kẻ lại còn công