ký, đến sáng thứ hai thì cái sà-lúp của các ông chồng lại đến đón
để đem trả cho công việc của các ông ở Hải Phòng.
Nói cho thực thì đi nghỉ mát như thế mãi cũng vất vả, cũng ốm
xác. Người Pháp đã sống quen với sự dễ dãi phong lưu, tìm hết cách
để cho những cuộc đi nghỉ mát ấy dễ chịu hơn một chút. Cái khách
sạn thứ nhất được dựng lên, bằng lá: đó là "Khách sạn của những
người đi tắm biển" (Hôtel des Baigneurs). Ít lâu sau chính khách sạn
có sà-lúp chở khách đi đi lại lại, nhưng tuy vậy người ta vẫn thấy sự
bất tiện nên dân Pháp ở Hải Phòng hồi ấy nhất loạt yêu cầu
chính phủ đắp cho một con đường đi cho tiện. Đó là vào năm 1891.
Đồng thời người ta bắt đầu phá những cái nhà lá lụp xụp đi và xây
dựng nhà gạch; cái nhà gạch thứ nhất xây năm 1888. Đến 1891 thì
khắp Đồ Sơn đã có tới 11-12 cái nhà gạch trông có vẻ khả quan rồi.
Toà sứ cũng xây cái biệt thự Joséphine, cái biệt thự này sau đổi lấy
cái biệt thự St Mathurin của một người Pháp trồng thuốc phiện ở
Trung Kỳ. Con đường nối liền Hải Phòng với Đồ Sơn khởi công từ
1891 và khánh thành năm 1892. Bây giờ thì tiện lợi lắm rồi: muốn
đi từ Hải Phòng đến Đồ Sơn người ta chỉ mất độ một hai tiếng
đồng hồ mà thôi, đi lại chắc chắn không sợ những nạn sông nước
nữa. Hồi ấy người ta đi xe độc mã, đi xe kéo, nhưng phần nhiều
là cưỡi ngựa. Nhưng gọi là chắc chắn đó thôi, chứ thực ra lúc mới có
con đường Hải Phòng – Đồ Sơn đất hay lún lắm, người ta thường
được chứng kiến lắm vụ xe bò và xe kéo tùng-bê cùng là cả người và
ngựa tụt hố và lăn bò xuống ruộng. Con đường ấy mỗi ngày được
sửa sang thêm; đến khi kha khá rồi thì sà-lúp mất hẳn. Đến năm
1906 thì người ta thấy bóng những cái ô-tô đầu tiên. Đến năm
1914 thì ô-tô ít hẳn vì chiến tranh nổi lên ở trời Âu, có mấy ngàn
bạc trong túi thực đấy, nhưng mua được cái ô-tô không phải dễ. Mãi
đến tận hết chiến tranh, vào khoảng 1920, 1921 thì ô-tô mới đi lại
đông đúc; những người sang trọng không đi xe thổ mộ ra nghỉ mát ở
Đồ Sơn nữa, xe thổ mộ lúc ấy để cho người An Nam ít xu dùng. An