Từ công ra ngựa, thân nghênh cửa ngoài
Rỡ mình lạ vẻ cân đai...
Cứ lấy tâm lý ra mà xét, thì Kiều mong có thể lại được thế, đời
nào lại âm mưu với Hồ Tôn Hiến để cố ý giết chồng mình đi,
hầu có hội ngộ với cha mẹ, anh em và chàng Kim Trọng?
Không. Kiều chỉ bị lừa. Cái tội giết hai mạng người là Kiều và
Từ Hải, Hồ Tôn Hiến sẽ mang lấy một cách xứng đáng và đau xót.
Minh sử đã chép rõ ràng về cái chết của ông quan tổng đốc lừa
người đàn bà đẹp một cách vô cùng tàn nhẫn đó.
Phàm người ta ở đời mà đã có lòng với nhau thật, thì cường
quyền, người ta chẳng coi ra trò gì cả. Người ta có sợ chỉ là sợ lẽ phải
mà thôi, còn bất cứ bao giờ cũng vậy, đối với những tham quan ô
lại, những bậc hôn quân, tà thần, người ta đều khinh ghét và nếu
có dịp, người ta không ngại gì mà không tiết sự tức giận ra.
Có lẽ ông Hoài Thanh đã nghĩ lầm một chút khi viết câu này:
"Bởi vì Nguyễn Du là một nhà nho vẫn không quên cái nghĩa lớn
nhất đối với một nhà nho, cái nghĩa tôn quân, Nguyễn Du không để
Kiều thoá mạ Hồ Tôn Hiến..." Tôi nghĩ hơi khác ông Hoài Thanh
một chút. Bởi vì nhà nho vẫn không quên cái nghĩa tôn quân, nên lúc
nào cũng muốn kẻ làm tôi cũng phải giữ lễ với vua quan, nhưng đó là
chỉ nói về vua minh, quan chính. Nếu vua không minh, quan
không chính thì chính nhà nho lại càng mạt sát nhiều bởi vì nhà nho
luôn luôn muốn giữ cho cái nghĩa quân thần tốt đẹp, hoàn toàn,
nên hồ thấy sự gì xấu xa, tồi bại ở trong phái đó thì muốn thẳng
tay trừng trị ngay cho tiệt nọc.
Đức Mạnh Tử khi nói: "quân hữu đại quá tắc gián, phản phúc chi
nhi bất thính, tắc dịch vị", chính là bảo ta rằng vua không phải lúc
nào cũng là một vật bất khả xâm phạm đâu. Vua mà làm điều lỗi thì