VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 564

tưởng đẹp, câu văn hay nào thì chép ra hầu có để sau này "biên
khảo" như một nhà... học giả. Nguyễn Văn Vĩnh học một cái học phổ
thông, cái học rất cần thiết cho một nhà làm báo. Không một vấn
đề gì ông không biết, không một vấn đề gì dù nhỏ mọn đến đâu
mà ông không viết được thành một bài duyên dáng, thâm trầm và ý
vị. Tôi sẽ tìm cách giới thiệu từng mẫu văn, hoặc viết bằng quốc
âm hoặc viết bằng Pháp âm, khi nào cần dùng đến, ở những
chương sau này. Đó là cuộc đời ông về sau này. Ở đây, ta mới biết
ông hồi 14 – 15 tuổi.

Năm 1897, tức là năm ông mười sáu, ông được đổi về toà sứ

2

Kiến An, khi đó còn ở Hải Phòng. Một cái Hải Phòng rất mới, hỗn
tạp và đô hội, mỗi chiều thứ bảy lại có những ông tây vác súng – vì
có nhiều trộm cướp – vác súng chèo thuyền, đi cực kỳ vất vả ra
Đồ Sơn... nghỉ mát.

Trong tập nhật ký của ông để lại mà chúng tôi đã được đọc hết

trước khi viết tập này, Nguyễn Văn Vĩnh không nói gì mấy về cách
sinh sống và cách nghĩ ngợi của ông khi tòng sự tại đây. Chỉ biết
rằng ở đây, ông có dịp được giao thiệp với khách ngoại quốc nhiều
nên bắt đầu học tiếng Tàu và tiếng Anh.

Ông là người xướng xuất lên phong trào diễn thuyết; phong trào

viết báo Nam báo Pháp; phong trào phổ thông chữ Quốc ngữ và
truyền bá văn minh văn hoá Âu Tây; phong trào đem cái hay cái đẹp
của văn minh văn hoá Nam diễn ra cho người Âu Tây biết; phong
trào mở hội giúp những người thanh niên đi Tây du học; phong trào
Phật giáo, phong trào thể thao, v.v... nhất nhất bao nhiêu những
thứ đó, ông cũng là người thủ xướng hay ít ra cũng là một người lính
tiên phong hăng hái.

Một cuộc đời lộng lẫy mà nhiêu khê như thế, tất nhiên phải ảnh

hưởng đến thân thế và sự nghiệp của ông. Muốn xét ông mà xét

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.