theo lối đại thể rồi do đó tìm những lời kết luận thì rất khó. Cái
thân thế đó, cái sự nghiệp đó cần phải xét theo nhiều phương diện
khác nhau. Đó là công việc mà chúng tôi thử làm dần ở những
chương dưới này.
II. Nhà diễn thuyết
Ở
toà sứ Kiến An, Nguyễn Văn Vĩnh sang toà sứ Bắc Ninh rồi
về toà Đốc lý Hà Nội năm 1904. Sang đầu 1905, ông thôi việc, về
sống một cách gần như yên vui với gia đình, với bạn bè mà ông
khéo chọn với sách vở mà lúc nào ông cũng coi như những thân hữu
không bao giờ phụ bạc. Ông càng ra sức học hành, nhưng không chịu
chỉ học cho mình mà thôi, học một cách lặng lẽ và tìm tòi những sự
thật để một mình mình biết. Không, hoạt động, ông bao giờ cũng vẫn
là người hoạt động. Cả cái học của ông, ông cũng muốn cho nó hoạt
động nữa, nên ông đã từng có mặt luôn luôn ở trong những cuộc hội
họp của hai trường: Trí Tri và Đông Kinh Nghĩa Thục. Ở đó, ông đã có
bao nhiêu dịp cho đồng bào ta được thấy cái tài học cao rộng của
ông; ông dùng lời nói hùng hồn, những dáng điệu thực thà, tự nhiên
và duyên dáng của ông để làm cho người ta vui vẻ mà phấn khởi. Bởi
ông có sức lại lanh lẹn nữa, nên có khi suốt buổi họp, ông nói thao
thao bất tuyệt và có khi không ngại tranh luận một lúc với hai ba
người. Ai nói đứng đắn, ông trả lời đứng đắn; ai cười cợt, ông biến
báo và có ngay những lời nói ngộ nghĩnh, và châm chọc. Những học
trò cũ trường Trí Tri, đến giờ học có ông dạy, vui vẻ như được hội
diện với một người anh thân mật. Thoạt đầu, ai cũng tưởng ông là
một người bộp chộp, họ ngờ rằng có hỏi ông điều gì thì ông giải
nghĩa qua loa lúc đó rồi thì thôi. Thế nhưng mà không. Có một câu
gì khó hay ai có một trường hợp gì khó giải quyết mà hỏi ông, ông
biên vào trong trí và về suy nghĩ tìm tòi kỳ cho được một câu trả lời
xác thực. Thế rồi, sau đó một vài hôm, dăm bảy bữa, giữa lúc không
ai ngờ nhất, thì người hỏi nhận được của ông một bức thư chứa đựng