miếng trầm qua mũi với một bà mệnh phụ xỏ lỗ tai để đeo kim
cương, giữa một cái vòng bằng ngọc trai và một cái vòng bằng
răng cá mập; họ không phân biệt một bà đài các đánh phấn trắng
lốp với một mụ mọi ở xứ Polynésie bôi mồ hóng và thuốc súng
vào mặt cho đen như đít chảo.
Những nhà phong tục học bày tỏ rằng cái bà chúa của ban ngày
mà ta thường gọi là cái mốt đó bất quá chỉ là cái rớt của một quan
niệm man dã dùng để chia đẳng cấp và sự giàu nghèo trong xã hội.
Nói về những cảm tình trái ngược của người đàn bà ban ngày thì e
lệ thẹn thùng mà đêm đến thì bận những quần áo ngắn để khiêu
vũ, những nhà phong tục học đó đã có nhiều luận thuyết".
Bài diễn thuyết đó đối với thời bấy giờ là một sự thú vị khó tả,
những lời tha thiết mà tài tình. Những người đi bước sau này không
thể nào tưởng tượng được ảnh hưởng của bài đó lớn lao như thế nào,
dư luận chung quanh nó xôn xao như thế nào!
Còn nhớ lúc đó, cuộc bình định mới xong, dân ta chưa bỏ cái lối
học nhờ của người Tàu, mà một người Nam trên dưới hai mươi tuổi
lên diễn đàn nói được như thế kể đã đáng làm cho người ta kính
phục.
Và Nguyễn Văn Vĩnh diễn thuyết bằng tiếng Pháp như thế
luôn luôn. Một bài nữa mà người ta còn nhớ đến bây giờ là một bài
bàn về luân lý và khoa học như gọi hồn những người thống trị và
cả những người bị trị trên hoàn cầu:
"Giả sử ta hiểu rõ hơn được sự nhu cầu về vật chất của người
ta, và biết cách lợi dụng cực khôn khéo các tư cách của cá nhân, mà
lại có lòng thiết tha, tôn trọng các hình thức cuộc phát triển và
tiến bộ của cá nhân, thời tất nhiên là có thái độ luân lý. Nhưng
luân lý là ở cả trong tấm lòng thiết tha ấy. Tuy khoa sinh vật có