thể giúp ta thích dụng cái chí làm điều thiện một cách thiết thực
hơn, nhưng đối với cuộc hành động của cá nhân tuyệt nhiên nó
không có cái quan hệ nhân quả vậy. Sinh vật học chẳng qua chỉ vạch
cho ta biết đâu là điều hay lẽ phải theo nghĩa là người, cái công
ấy kể cũng đã to lắm rồi. Duy luân lý mới có quyền sai khiến
ta thực hành điều hay lẽ phải ấy. Khi nào luân lý chỉ bảo ta biết
được rằng điều hay lẽ phải ấy phù hợp với điều hay lẽ phải theo
nghĩa luân lý.
Nay chúng ta phải theo gương các nhà học giả người Pháp mà
giải quyết vấn đề sau này nó đã làm họ băn khoăn bối rối. Ta
vin vào đâu mà bắt buộc người đời phải tuân theo các điều luân
lý? Phải chăng vì tôn giáo không đủ thế lực? Ta e rằng khoa học
cũng chẳng hơn gì! Vẫn biết khoa học có một cái thế lực không ai
chỉ nghị nổi, nhưng khoa học chi phối một địa hạt riêng biệt, khác
hẳn địa hạt của luân lý. Khoa sinh vật học chuyên về nhân sinh
cũng chẳng hơn gì khoa tổng sinh vật học, đều không trả lời được
câu hỏi trên kia. Là một khoa học, sinh vật học chỉ quan sát cái hiện
có. Luân lý, trái lại, yêu cầu cái phải có. Nhận thấy cái luật tiến
hoá của xã hội loài người, chưa phải ta tôn trọng các luật ấy dù
hiểu biết cái ích lợi của sự tôn trọng ấy cũng vậy.
Luật tiến hoá ấy đối với lương tâm tuyệt nhiên không có tính
cách ức bách. Lương tâm chẳng qua chỉ tuân theo cái nghĩa vụ tự
mình đề khởi mà thôi, lương tâm không đi tìm phương châm ở bên
ngoài. Lương tâm cũng cần công ích, nhưng chỉ cần công ích khi
nào đã nhận ra rằng xã hội và bản thân đều có giá trị đạo đức.
Trong một bài thuyết trình của Bergson tiên sinh mà tất cả các
ngài đã được biết, tiên sinh tự hỏi nếu học thuật hiện đại ngay từ
lúc phát nguyên, không noi theo con đường toán học, với thống
truyền Hi-lạp, với các nhà bác học như các ông Kepler, Galilée,
Newton, để khuynh hướng về khoa trọng học và sử dụng vật chất,