"... Học để mà học, chớ không phải là học để làm quan, thì nước
Nam ta thực hiếm. Có một vài ông là vào bực học cho lấy hay,
lấy nghiệp gõ đầu trẻ làm cái vinh hạnh nhất trong thiên hạ,
nhưng chẳng qua biết nghề học là nghề nhàn, dạy đàn trẻ cũng
chỉ muốn cho nó như mình mà thôi, hai nữa là trong gia thục gây
nên được mấy thầy cử thầy tú, về sau có ai làm nên quan nọ
quan kia thì mình cũng nhờ vào cái nghĩa học trò phải đội ơn thâm
mà thờ suốt đời, mà chắc không phải khốn khó, đã có lũ học trò
phải tư giúp. Còn như học để tìm lấy điều hay cho xã hội, học để
tra khảo tạo hoá cho tạo hoá có điều gì bí hiểm phải xưng ra cho
nhân loại thêm kiến thức mà bổ cách sống ở đời cho thêm sung
sướng, bớt tật bệnh, hết khổ não, thì cái học ấy ở nước Nam ta
không có ai. Mỗi người đi học, là thiệt cho việc cần lao chung một
người. Hễ việc học của mình có công hiệu, có đắc dụng được cho
thiên hạ thì mới thực là đáng được trừ cái khó nhọc chung, chớ người
đi học mà không hay được việc gì, thì thực là ăn lường cơm mặc
lường áo của xã hội. Nói tổng lại, thì trong nước Nam ta cần mẫn
nhất chỉ có người làm ruộng, người làm ruộng xứ Bắc Kỳ với
Trung Kỳ mà thôi, nhưng mà sự cần mẫn ấy, nhà làm ruộng
không biết lấy làm vinh hạnh. Tay cầm cày mà mắt vẫn trông
bọn dài lưng tốn vải, lúc nào quăng được cái cày có ích mà cầm
lấy cái bút lông thỏ vẽ hươu vẽ vượn, tả cảnh trên giời dưới biển, thì
cũng quăng đi ngay. Người đi buôn, người làm thơ thì lúc nào bất
đắc dĩ phải vất vả thì vất vả. Đến khi nhờ cái chàng cái đục, cái
kim cái chỉ, mà có đồng dư, thì đi lo ngay cái hàn cái bát chi chi,
nghề nhà giao cho lũ đầy tớ, không thèm làm nữa. Còn nhà nho
thì khốn học, ra công đèn sách, cũng chẳng qua cố lấy đôi hia cái
lọng, khi đã được rồi như người được câu thần chú mở cái cửa
công đường. Làm đến quan chữ nghĩa xưa không dùng đâu đến
nữa, thì cái cần lao đó có gọi là cần lao hữu dụng được không? Vậy
thì nên kết rằng người An Nam, thực có nết siêng năng, chịu khó;
nhưng mà cái nết ấy nên khiến cho nó có nghĩa lý, có ích lợi cho