đời, mà phải biết quý cái siêng năng, chớ đừng có cho là một cái tội
để dành cho kẻ kém âm đức mà thôi".
Lại như bài diễn văn về vấn đề "Chữ Nho nên để hay nên bỏ?"
"... Học có hai bậc, một bậc sơ đẳng để cho trẻ con mới lớn lên,
học lấy biết gọi là mỗi thứ một chút. Trong bậc ấy, học có ba
năm, tưởng không nên dạy chữ Pháp một tí nào. Còn bậc trung
đẳng, để đi thi cử, để nên những bậc có tài riêng ngày sau, chẳng
phải hay chữ Nho, mà cũng chẳng phải thông chữ Pháp, thực là
những người thông Quốc văn, thì phải có học chữ Nho và chữ Pháp,
chữ Nho để am hiểu sử nước mình, văn chương nước mình do ở đó
mà ra, chữ Pháp là chữ của nước Bảo hộ ta ngày nay, là chữ của ông
thầy mới mình trông mong mà học lấy thuật hay. Trung đẳng học
ta thì nên bắt học cả chữ Nho và chữ Pháp, nhưng Pháp Việt học thì
lại nên bỏ đứt chữ Nho đi. Lối học ta mới, còn gần lối học Nho
ngày trước, cho nên học chữ Nho được kỹ. Mà chữ Nho đã học không
học dối được, ở các trường Pháp Việt mà đem dạy chữ Nho buổi
nào, học trò thiệt mất buổi ấy.
Phàm con trẻ An Nam đã vào học Pháp Việt, toàn là đi học cướp
gạo cả, chỉ muốn cho chóng thông tiếng Đại Pháp mà đi làm việc
hoặc để buôn bán với người Đại Pháp. Hoạ là mới có một hai người
học tiếng Đại Pháp để mà tốt nghiệp chi hậu, lại còn chăm vào việc
học cho quán thông lịch sử, luân lý cũ nước Nam. Bởi thế ở các
tràng Pháp Việt, cứ hôm nào đến phiên mấy thầy giáo chữ Nho
dạy, thì học trò cho như là một buổi phải nghỉ, ngồi mà ngủ gật,
trong khi thầy giáo viết lên bảng những bài học nhỡ nhàng, dễ
quá cho kẻ biết rồi, khó quá cho kẻ chưa biết.
Tổng kết lại, thì chữ Nho chỉ nên còn giữ lại để mà dạy ở khoa
trung đẳng Nam học mà thôi, đợi mai sau khi nào có cả khoa cao
đẳng Nam học hoặc khoa ngôn ngữ văn chương ở cao đẳng, bấy giờ