VŨ BẰNG - CÁC TÁC PHẨM MỚI TÌM THẤY - Trang 574

mới lại có nơi khác phải dùng đến chữ Nho. Bây giờ, trẻ con xin
nhất quyết đừng cho học chữ Nho nữa, mà các tràng Pháp Việt
cũng xin bỏ lối dạy chữ Nho".

Có người nông nổi nghĩ và viết rằng Nguyễn Văn Vĩnh bởi vì ít

học chữ Nho nên viết Quốc văn thường sai và họ viện lẽ đó mà bảo
rằng Nguyễn Văn Vĩnh không bao giờ chủ trương nên dùng chữ Nho
để dạy ở các trường.

Xem bài diễn văn mà chúng tôi trích đăng ở trên đây, ta thấy

rằng những người nói như vậy không có gì sai hơn.

5

Ta không nhận

rằng trong ba mươi năm tận tuỵ với báo giới Quốc văn và Pháp văn,
Nguyễn Văn Vĩnh không nhầm lẫn bao giờ (cách làm việc của ông, sẽ
có nói đến ở những chương dưới), nhưng chắc chắn rằng mớ học
nho của ông cũng đủ dạy cho cái người đã viết sách công kích một
chữ trong bản dịch "Ba người Ngự lâm pháo thủ" của ông dịch trong
khi bộn bề công việc. Nguyễn Văn Vĩnh theo mới và mới lắm,
nhưng không bao giờ chủ trương bỏ những cái hay cũ của nước ta đi:
"Trước khi bảo tiền nhân nghĩ quẩn, thì cần phải biết tiền nhân
nghĩ thế nào. Vì nếu chưa hiểu cái lý thuyết của ông cha ra làm
sao, mà nói rằng những lý thuyết ấy nhảm nhí, – bởi vì thấy
những lý thuyết của người khác kết quả nên sức mạnh trước mắt,
– thì có lẽ vốn liếng của ta có bao nhiêu đem vứt đi hết, mà vốn
liếng của người thì mình chưa thâu lấy được. Cũ thì mất rồi mà
mới thì không được, bởi vì cái mới của người nó chỉ hay cho người,
mà ta không dùng được tiện lợi".

Đó là lời Nguyễn Văn Vĩnh vẫn thường nói với các nhà bỉnh bút

Trung Bắc tân văn và có lần chính ông đã tuyên ngôn như thế với
phóng viên của một tờ báo trong Nam trong khi phỏng vấn ông về
vấn đề "trực trị".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.