chủ trương". Thì, Nguyễn Văn Vĩnh từ lúc mới bắt đầu viết báo đã
chủ trương như thế, cho nên bao nhiêu bài báo của ông viết hồi đó
rành nói về những điều gì có liên quan đến xã hội Việt Nam. Đáng
chú ý nhất là một bài trả lời ông H.Đ.M., tác giả bài "Une leçon de
patriotisme" (Một bài học ái quốc) mà chúng tôi xin dịch dưới đây
mấy đoạn:
"Chúng tôi không chối cãi rằng người Nam chúng tôi khổ
lắm, nhưng nước nào ở trên thế giới này lại không có những cái
khổ riêng. Chính lúc người ta khổ nhất, một đôi người thỉnh cầu
điều này điều nọ, người ta thường nghĩ cách để mà tìm phương
chữa chạy.
... Chúng tôi trông đợi các ông đến để dìu dắt lên con đường
sáng sủa. Thảng hoặc có ấy cũng là vì nóng lòng muốn cho nước
họ khá hơn, và thiết tưởng cái điều ước muốn đó cũng chả có gì
đáng trách... Người nhà quê Việt Nam nhắc lại thời các ông chưa
đến vẫn có câu cửa miệng "Lúc bình thì". Vậy thì theo họ bây giờ ra
là thời khó khăn. Ấy thế ông H. D. M. có còn nói rằng "cái tình
trạng người nhà quê Annam bây giờ đã khá hơn trước" nữa không.
Ông M. lại nói rằng từ khi làm đại biểu hai xứ Trung Bắc, ông
đã làm cho chúng tôi sung sướng... Có chúng tôi sung sướng thật,
nhưng đó chỉ là một số rất nhỏ nhen; mà muốn xét người Nam
chúng tôi thì không thể xét như vậy được, ta phải nhìn vào người nhà
quê. Còn về phần những người đi học thì các ông trách chỉ tơ
tưởng làm quan, không biết học để mà giúp ích cho nước, nhưng
các ông làm cho họ chỉ có thể mơ ước như thế mà thôi...
... Những ý tưởng trên này, phàm người Việt Nam chân chính
nào cũng có... Các ông dạy dỗ chúng tôi đi và giúp sức cho chúng tôi
tìm ánh sáng. Điều cần nhất là các ông nên thành thực và muốn
thế thì các ông cứ tưởng tượng là đang ở địa vị chúng tôi".