tả lại không đóng đô ở đây. Trên một cái xe thổ mộ, lấy tay bịt mũi,
chúng tôi đã đi vòng quanh tỉnh dưới một bầu trời nóng bức lạ
nhường, giữa một đám người bẩn thỉu, mà Hà Nội không thể dung
tha được.
Phố nào cũng có chùa, đẹp như chùa Tàu Hải Phòng. Dinh ông
Đốc phủ Phương tráng lệ lắm.
Ở
Chợ Lớn gần như không có một người Nam nào cả, trừ mấy
nhà buôn đồ chơi trẻ con. Tìm được căn phố của các ông thông
ngôn ở thật khó khăn quá chừng. Lại một bọn người chướng lạ
chướng lùng, có vẻ hợm mà bắt chước tây hết chỗ nói
Những ông thông ngôn ở Hà Nội đã làm cho mình phải buồn,
các ông thông ngôn ở đây làm cho mình kinh tởm. Nói chuyện với
nhau, họ dùng những ngôn ngữ tục tằn. Họ không chơi với người
Bắc và nhìn chúng tôi một cách khinh bỉ, có vẻ như tự phụ về cái
khăn phu-la quàng trên đầu, cái quần thâm và cái áo bà ba
trắng. Những người ở giai cấp trên thì lên mặt nghiêm trang một
cách giả dối. Người ta vô lễ quá, đến cả tên phu xe cũng vậy. Một
anh mời chúng tôi đi xe mà như chửi chúng tôi: "Đồ bửng! Trời
nắng chếch cha không đi xe!" Lại có một anh cho chúng tôi một
bài học ái quốc (đã đành là ái quốc theo lối riêng của họ): "Quân,
người An Nam với nhau mà đi xe trả theo lối ta-rip".
Bởi vì chúng
tôi đi xe lại trả theo giá tiền đã biên sẵn trên thẻ mắc trên xe...
... Đó, vài nét về cái chỗ chúng tôi vừa đi qua. Lúc mới đặt chân
đến, người ta sung sướng vì tưởng rằng được về một góc xứ sở
thân yêu của mình; không ngờ, đến khi đi người ta lại thấy sung
sướng vì vừa được từ giã một cái xứ mà tất cả đều gây sự đau khổ
cho lòng người ta.