bênh Bính, nhưng tự tôi ở bên này tôi cũng đoán được ra hết cả
đầu đuôi câu chuyện. (Thư ở Marseille gửi cho Thọ 17 Aoưt 1906).
... "Từ tuần này tôi sẽ gửi đều báo Le Matin về cho anh, anh
đọc đi và anh muốn đưa cho ai xem thì đưa". (Thư ở Marseille gửi
cho Thọ 17 Aoưt 1906).
"Những việc xảy ra ít lâu nay trong hoàn cầu không thể không
làm cho bất cứ người nào ngạc nhiên. Bên Ý, núi Vésuve phun lửa.
Bên Mỹ, cái thiên tai San Francisco. Ở Pháp và ở Đức, đình công và
đình công.
Ngày 1er Mai mấy lâu nay được coi như là một ngày cách mệnh
xã hội. Tôi muốn tả kỹ để cho anh thấy những việc gì đã xảy ra...
Cùng với thư này, tôi gửi luôn cho anh xem cho biết kỹ cái tình hình
quốc tế ra sao vậy..." (Thư cho Phạm Duy Tốn 2 Mai 1906).
Trong khi đó, Nguyễn Văn Vĩnh hàng tháng có bài đăng ở trong
Revue de Paris, phần nhiều bài là để biểu dương cho thế giới
thấy nền tiểu công nghệ và quan niệm về mỹ thuật của người Việt
Nam. Những bài đó, ông gửi về cho bạn xem và không quên giục bạn
hữu gửi những số báo có bài họ sang cho ông xem với. Họ bình phẩm
tư tưởng của nhau và rất thiết tha để ý đến sự tiến của tinh thần
và văn chương.
... "Tôi đọc thấy trong Avenir du Tonkin một bản dịch bài "Atia
năm châu là bực nhất" của Đ.V.S. Có phải là bạn Đào Văn Sử của
chúng ta không?
Bài cuối cùng của Hàn Thái Dương về những ông quan sang
Pháp có vẻ hay hơn những bài trước.
Còn về tập nhật ký, anh bảo rằng có người muốn sưu tập
những thư từ của tôi để đăng tải lên mặt báo. Đừng, tôi xin anh.