ngàn người đâm vợ giết con rồi cùng tự tử theo để khỏi bị nhục về
quân giặc.
Ai quên được những cái chết im lặng của dân Ấn Độ về chuyện
Đền Bạc, Đền Vàng? Quân thuộc dân Anh muốn chia rẽ dân Ấn,
gây chuyện để cho họ xích mích nhau; họ biểu tình, và quân Anh
bắn giết họ như sâu bọ. Nhưng dân Ấn sẵn sàng chờ chết; họ im
lặng, mỗi ngày họp một trăm người, đi từ Đền Vàng đến Đền Bạc
để cho quân Anh giết. Và kết cục quân Anh giết mãi gớm tay đành
nhượng bộ ông Cam Địa.
Đảo Bali bị Hoà Lan chinh phục còn treo một tấm gương sáng
cho những dân bị trị. Ở Bandoung, ở Kloung Kloung, ở Taman Sari, ở
khắp các nơi trên đảo, dân gian sẵn sàng chờ chết, vui cười mà làm
một cái poupoulan, một cái chết "công cộng", chết say sưa, đeo
vàng bạc, ngậm hương hoa mà chết, chết cho nước, chết cho nhà,
chết oanh liệt một cách gớm ghê. "Không có một cái gì ở đời này
ngăn được họ nhảy vào cái chết". Ba lần, người Hoà Lan phải ngừng
tay súng lại, như để cho những người hoá dại kia tỉnh ngộ ra để cứu
họ, để cho họ đừng chết nữa. Vị quan võ Hoà Lan chỉ huy việc này
nhìn thấy quân Balinais chết mà rùng mình, phải quay đi, bịt mắt
lại để cho khỏi phải nhìn cái cảnh tượng gớm ghê. Bởi vì họ liều
chết không biết đến thế nào mà kể; họ chỉ có gươm dao nhưng cứ
nhảy vào miệng súng để cố đâm quân lính Hoà Lan, họ đâm vào cổ
họ; đàn bà, trẻ con, bà già, nông nô, cài hoa trên tóc, xức nước hoa
trên áo, nhảy lên mà chết một cách sung sướng, chồng giết vợ, mẹ
giết con, để cho khỏi làm nô lệ cho quân giặc.
Nhà lịch sử tiểu thuyết bàn về việc đó có câu rằng: "Cùng với
bác sĩ Fabius tôi nghĩ rằng sự hy sinh của bao nhiêu dân Balinais
ngày trước có một ý nghĩa thâm trầm và đã dạy cho dân Hoà Lan
nhiều điều tốt".