nghề ăn hại cơm hại gạo thôi, nên vẫn còn được buông thả ở bên
ngoài, đi lại ăn uống và... huếch cái mũi lõ lên chờ đợi bọn đờ-gôn,
đờ-gôn-lit, đờ-gôn-liên, đờ-gôn-la đem một cái tàu lông vịt đổ bộ độ
một trăm quân lính, mang súng lông ngỗng, đeo kiếm gỗ Hàng
Trống, đến giải cứu và lấy lại chủ quyền cho họ!
*
Người ta kể chuyện rằng lúc quân Nhật đổ bộ ở Phi-luật-tân, ở
Tân-gia-ba, ở Nam Dương quần đảo, thổ dân không chậm trễ một
giờ, đã đi tìm quân thực dân Anh Mỹ và Hoà Lan để giết. Có kẻ bị
trôi sông, có người bị đâm chém, lại có anh bị bêu đầu.
Sau đêm 9 tháng 3 dương lịch ở nước ta, ta cũng có thể nhân lúc
quân hồi vô phèng xử sự như thế và hơn thế nữa. Bởi vì cái ách
thực dân mà họ đeo vào cổ dân ta có lẽ còn nặng nề, ác liệt gấp
mấy mươi Anh Mỹ và Hoà Lan nữa. Nhưng chúng ta không làm
thế. Không phải chúng ta không biết nóng nảy đâu, không biết thù
giận đâu; mà cũng không phải chúng ta hèn nhát đâu; nhưng cái khí
hậu của xứ sở này, cái luân lý cố hữu của đất nước này, cái lòng vị
tha đã thành phương ngôn của dân tộc này đã luyện cho dân ta một
tính thâm trầm, biết suy trước nghĩ sau, một lòng tha thứ và một
bụng thương người mông mênh.
Con cháu của Nguyễn Huệ, của Trưng Trắc Trưng Nhị, của Trần
Hưng Đạo, của Hoàng Diệu của Phan Đình Phùng không bao giờ lại
thèm đánh những người đã ngã.
Ả
nh hưởng của những kinh truyện cũ luyện chúng ta thành những
tên lính có hai bàn tay sắt tự đứng ra giữ gìn nổi đất nước mình,
nhưng không chỉ biết lăn vào mà chết; hơn thế lại còn tạo chúng ta
nên những bực anh hùng biết lấy cái nghĩa và cái đức ra mà sống
với nhân loại nữa. Ta nâng kẻ thù ở bãi chiến trường dậy và dù nó