gì với đàn bà và đàn bà nước ta đã có một người cho ông một "cú" nào
chưa, nhưng sự thực đọc hết hai cột bài của ông, tôi thấy một sự
khinh khi phụ nữ vô cùng vậy.
Ông viết: "Cô M. ở Sơn Tây đã xứng với cái tên "mẹ quốc dân"
vậy. Người ta chửa hoang với đày tớ mà đi khen ngợi, dù là khen ngợi
bông đùa cái ấy đã là du lắm lắm rồi, người ta chửa hoang với
đầy tớ mà lại đi nâng làm "mẹ quốc dân", – dù là nâng đùa, – thì
thiết tưởng quốc dân ta cũng khổ thật, mà bà "mẹ quốc dân" thực
của ta chắc cũng không vui lòng gì.
Ở
Đức, mỗi bà mẹ đẻ trên mười đứa con thì được chánh phủ cấp
cho một cái mề đay khắc chữ "Người mẹ Đức". Cô M. nếu quả là
một giúp ích cho nước thì cũng được nâng làm "Người mẹ An-nam" là
cùng, chứ sao là "mẹ quốc dân" mà lại viết ở giữa hai cái ngoặc "..."?
Tôi xin chịu không hiểu cái thâm ý của nhà văn trào phúng. Hoạ chỉ
có ông ấy và một người nữa thôi!
Thứ bảy
Cái nghề chửi chữ mới biết thâm thiểm thực! Ông T.V. dùng chữ
"mẹ quốc dân" chắc để xỏ một người nào đây.
Nhưng đến cái ông ở tờ báo hàng ngày kia, khi dịch Arip mà viết
thế này: "Một toán binh lực (?) Ý" (....................)
thì chẳng hiểu ông định xỏ ai. Xỏ chữ nho? Xỏ... mũi độc giả? Hay
xỏ hãng thông tin Arip?
TIÊU LIÊU
Trung Bắc chủ nhật, Hà Nội, số 40 (8.12.1940)
Thứ hai