thành đầm lầy, thấy những mái tranh xóm Pôtvorki. Cảnh tạm ưa nhìn về
mọi mặt; một bức tranh Ukren xinh xắn, có thể mơn trớn lòng bất cứ một
thi sĩ trữ tình nào từ thơ ấu đã quen với những vần ngày xanh, lều tranh, anh
em
[18]
cộng thêm một ít rừng thưa với vườn xưa
[19]
. Được hưởng một
cảnh đẹp như thế, dân Kuriajê đen bạc chỉ trả ơn dân Pôtvorki bằng cách
biến cho mắt họ cái cảnh tượng này: hàng dãy con người thiên nhiên ngồi
xổm trên bờ khe, làm cái việc cuối cùng biến hóa hàng triệu đồng ngân sách
giáo dục xã hội thành một sản phẩm từ nay không dùng làm gì được nữa.
Vấn đề ấy khiến bọn trai của tôi rất thắc mắc, và Masi Ôptsarenkô hết sức
nghiêm nghị, hùng hồn phát biểu ý kiến than phiền:
- Vậy còn ra cái thể thống gì? Làm thế nào bây giờ? Việc ấy mà cũng
phải đi Khackôp à? Mà đi bằng gì đây?
Từ lúc bắt đầu cuộc họp có hai người thợ mộc ở Pôtvorki đứng sẵn ở
cửa câu lạc bộ Thiếu niên. Người nhiều tuổi, dáng bộ quân nhân, mũ cát-két
kaki, nhiệt liệt ủng hộ đề án của tôi:
- Tất nhiên không thể thế được. Đã có ăn thì không thể cứ trơ ra như gỗ.
Còn nói đến ván, thì ở Ryjôp có một xưởng đấy. Các anh đừng ngại, ngoài
ấy ai cũng biết tôi. Các anh cứ giao cho tôi đủ số tiền cần, rồi chúng tôi
dựng cho các anh một lớp nhà xí đẹp hơn cả nhà xí của các thày tu từ trước
đến giờ. Nếu các anh muốn rẻ thì đóng gỗ ghép hay làm gỗ mỏng cũng tạm
được, như thế thì nhẹ đấy; nhưng nếu các anh đồng ý thì tôi khuyên các anh
nên dùng ván bốn phân, hay năm phân, như thế có điều là tốt hơn, vệ sinh
hơn: không có gió lùa, mùa rét thì lặng gió, mùa nóng gỗ không bị nứt.
Có lẽ là lần thứ nhất trong đời tôi, tôi thực tình cảm động nhìn con
người rất tốt đó, có tài xây dựng và tổ chức cho cả mùa đông lẫn mùa hè, cả
gió máy lẫn “lặng gió”. Tên họ anh ta cũng dễ nghe: Bôrôvôi (Miễu). Tôi
trao cho anh một tập giấy bạc và còn thú vị được nghe anh góp ý cứ ngon ơ
với người giúp việc, một gã hồng hào tươi tỉnh: