vào trong các tranh luận liên quan đến vấn đề này. Trong tiếng Đức, cái đơn
lẻ (singular) hay duy nhất (unique) được gọi là individuelle. Từ này rất dễ
bị nhầm lẫn với cụm từ cá thể (individuum). Ở đây, cụm từ cá thể được
chúng ta dùng để chỉ các đơn vị tự nhiên ở trong thế giới vật chất mà các
giác quan của chúng ta phân tách riêng khỏi môi trường thành các tổng thể
có cấu kết. Các cá thể theo nghĩa này, bất kể đó là các cá nhân hay con vật
hay cây cối, hay các loại đá, dãy núi, hay các vì sao, đều là các tập thể cố
định của các thuộc tính cảm giác mà các giác quan của chúng ta tự động
phân tách riêng ra thành các tổng thế có cấu kết, bất kể bởi vì toàn bộ phức
thể có thể chuyển động cùng nhau trong không gian một cách tương đối so
với môi trường xung quanh nó, hay bởi vì các lí do về nguồn gốc tổ tiên.
Nhưng đây chính xác là cái mà các đối tượng của nghiên cứu lịch sử không
là. Dù chúng là đơn lẻ (individuelle), giống như một cá thể, chúng rõ ràng
không phải là các cá thể theo nghĩa thuật ngữ này được dùng để chỉ các đối
tượng tự nhiên. Đối với chúng ta, chúng không có sẵn như là các tổng thể,
mà chi được xem xét như là các tổng thể.
Tất nhiên cũng có một nghĩa hợp lệ để chúng ta có thể nói về các lí
thuyết lịch sử, theo đó cụm từ lí thuyết được sử dụng với cùng một nghĩa
như cụm từ factual hypothesis (giả thuyết về thực tiễn). Theo nghĩa này
việc giải thích một sự kiện cụ thể vốn không có thực tế xác nhận thường
được gọi là một lí thuyết lịch sử. Tuy nhiên, một lí thuyết như thế tất nhiên
là một cái gì đó hoàn toàn khác so với các lí thuyết dùng theo cách nguy tạo
để chỉ các quy luật chi phối các quá trình phát triển của lịch sử.
L. Brunschvicg, trong Philosophy and History, Essays Presented to
E. Cassirer, ed. R. Klibansky và H.J. Paxton (Oxtord, 1936), p. 30.
Cf. C. V. Langlois và C. Seignobos, Introduction to the study of
History, trans. G. G. Berry (London, 1938), p. 222: “Nếu nhân tính trước
đây không tương đồng với nhân tính ngày nay, các tư liệu sẽ trở nên không
thể lí giải”.
Cf. W. Eucken, Grundlagen der Nationalökonomie (1940), pp. 203-5.