bất sanh, phi sanh, gọi là tƣớng Vô thƣờng Bất sanh. Nếu chẳng giác đƣợc
nghĩa này thì đọa ngoại đạo sanh nghĩa vô thƣờng.
- Mỗi mỗi ngoại đạo vọng tƣởng có kiến chấp vô thƣờng nhƣ thế, nhƣ lúc tứ
đại bị cháy mà tự tƣớng chẳng cháy. Nếu tƣớng của mỗi mỗi tự tƣớng thiêu
hoại thì mỗi mỗi tạo sắc phải đoạn dứt, mà thật thì chẳng nhƣ thế.
- Đại Huệ! Pháp ta nói phi thƣờng phi vô thƣờng. Tại sao? Vì ngoài tánh
chẳng thể quyết định, nên chỉ nói tam giới duy tâm, chẳng nói mỗi mỗi
tƣớng có sanh có diệt. Tứ đại hòa hợp có sai biệt là do tứ đại và tứ đại tạo
sắc sanh ra vọng tƣởng phân biệt. Có hai thứ năng nhiếp sở nhiếp, nếu biết
hai thứ đều là vọng tƣởng, lìa hai thứ kiến chấp ngoài tánh phi tánh, giác
đƣợc vọng tƣởng của tự tâm hiện lƣợng do tự tƣớng tác hành sanh khởi phân
biệt mới có, sở tác nghiệp tƣớng gọi là vọng tƣởng sanh, chẳng phải không
có tƣ tƣởng tác hành mà gọi là vọng tƣởng vậy. Lìa vọng tƣởng của tâm,
tánh, vô tánh, tất cả pháp thế gian, xuất thế gian, cho đến siêu việt xuất thế
gian, đều phi thƣờng phi vô thƣờng. Nếu chẳng biết tự tâm hiện lƣợng, thì
đọa ác kiến nhị biên tƣơng tục. Tất cả ngoại đạo do tự vọng tƣởng, chẳng
biết ba thứ pháp tƣớng thế gian, pháp tƣớng xuất thế gian và thắng ( siêu việt
) pháp tƣớng xuất thế gian, dựa theo ngôn ngữ vọng tƣởng thuyết mỗi mỗi
pháp. Ta nói cảnh giới phi thƣờng phi vô thƣờng, chẳng phải phàm phu có
thể hiểu biết, vì họ chẳng giác đƣợc tự tâm hiện lƣợng vậy.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Lìa sự bắt đầu tạo,
Và hình xứ khác biệt.
Nói tánh Sắc vô thƣờng,
Là vọng tƣởng ngoại đạo.
Các tánh chẳng thể hoại,
Tự trụ tánh tứ đại.
Ngoại đạo tƣởng vô thƣờng,
Là chìm nơi kiến chấp.
Pháp hoặc sanh hoặc diệt,
Tánh tứ đại tự thƣờng.
Tại sao bọn ngoại đạo
Lại sanh tƣởng vô thƣờng?
Năng nhiếp và sở nhiếp,
Tất cả duy tâm tạo.
Theo hai tâm lƣu chuyển,