KINH LĂNG GIÀ - Trang 149

nhiếp tự tâm, thấy có pháp năng nhiếp sở nhiếp bèn nói tất cả đoạn diệt,
chẳng biết do tập khí hƣ ngụy từ vô thỉ sở huân mà đoạn diệt chủng tánh
Phật.

- Đại Huệ! Bát Địa Bồ Tát sở đắc Tam muội với Thanh Văn, Duyên Giác dù
hơi giống nhau, nhƣng Bồ Tát có chánh giác gia trì, nên dù có sự vui của
Tam muội mà chẳng nhập Niết Bàn. Nếu chẳng có chánh giác gia trì thì nhƣ
Nhị Thừa tự yên ổn, chẳng thể trọn vẹn bằng Đại Nhƣ Lai, mà tự chứng Niết
Bàn, xả bỏ tất cả chúng sanh, chẳng vì chúng sanh thuyết pháp hữu vi để dần
dần dẫn dắt chúng sanh vào tri kiến Nhƣ Lai thì Phật chủng ấy phải đoạn
dứt. Chƣ Phật Thế Tôn vì muốn khiến Nhị Thừa nối tiếp Phật Chủng, nên
hiển thị vô lƣợng công đức bất khả tƣ nghì của Nhƣ Lai, nhƣng hàng Thanh
Văn, Duyên Giác ham trụ sự vui của Tam muội chẳng chịu hồi tâm tiến lên
Đại thừa, lại tự cho là đã chứng Niết Bàn.

- Đại Huệ! Ta sở dĩ nhấn mạnh bộ phận "Thất Địa" là muốn hành giả khéo
tu phƣơng tiện, xa lìa các tƣớng tâm, ý, ý thức và kiến chấp ngã, ngã sở,
nhiếp thọ nhơn vô ngã, pháp Vô Ngã và Biện tài Tứ vô ngại, đắc sức quyết
định nơi Tam Muội Môn, từ những đạo phẩm tƣơng tục từ trƣớc đến đây lần
lƣợt tiến lên Bát Địa cho đến Thập Địa. Vì e sợ các Bồ Tát chẳng khéo liễu
tri tự tƣớng cộng tƣớng và sự thứ lớp tƣơng tục của chƣ Địa mà đọa nơi ác
kiến của ngoại đạo, nên kiến lập thứ lớp của chƣ Địa. Đại Huệ! Ngoại trừ tự
tâm hiện lƣợng, thật chẳng có pháp sanh pháp diệt, chƣ Địa thứ lớp tƣơng
tục và đoạn đứt mỗi mỗi hạnh mê hoặc rơi vào tam giới, chỉ vì phàm phu
chẳng giác ngộ, nên Ta và chƣ Phật thuyết chƣ Địa thứ lớp tƣơng tục và
thuyết pháp đoạn dứt mỗi mỗi hạnh mê hoặc nơi tam giới.

- Lại nữa, Đại Huệ! Bồ Tát Đệ Bát Địa vì muốn diệt ham trụ sự vui nơi Tam
muội của Thanh Văn, Duyên Giác, biết họ chẳng khéo giác tự tâm hiện
lƣợng của tự tƣớng cộng tƣớng, bị rƣơu tập khí say mê sở chƣớng, đọa kiến
chấp nhiếp thọ nhơn pháp Vô Ngã, vọng tƣởng cho là Niết Bàn, chẳng phải
trí huệ tịch diệt của tự giác. Đại Huệ! Bồ Tát thấy sự vui của Tam Muội Môn
tịch diệt, do bổn nguyện đại bi thành tựu thƣơng xót chúng sanh, phân biệt
liễu tri Thập Vô Tận Cú, chẳng trụ vọng tƣởng Niết Bàn. Vì bậc họ biết vốn
đã Niết Bàn, nên vọng tƣởng chẳng sanh, lìa năng nhiếp sở nhiếp của vọng
tƣởng, giác liễu tự tâm hiện lƣợng nơi tất cả các pháp, vì vọng tƣởng chẳng
sanh nên chẳng đọa nơi tâm, ý, ý thức và tƣớng vọng tƣởng chấp trƣớc ngoài
tánh của tự tánh. Đối với Phật pháp chẳng có cái nhân bất sanh, là tùy theo
trí huệ mà sanh, nên chứng đắc Nhƣ Lai Tự Giác Địa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.