vẫn thấy bất tịnh, chẳng phải sự thấy của Nhƣ Laị. Đại Huệ! Cảnh giới hiện
tiền của Nhƣ Lai, cũng nhƣ xem trái Yêm Ma La trong bàn tay vậy.
- Đại Huệ! Ta ở nơi nghĩa này dùng thần lực kiến lập, khiến Thắng Man Phu
Nhân và chƣ Bồ Tát trí sáng đầy đủ v.v... diễn thuyết tuyên dƣơng danh
tƣớng Nhƣ Lai Tạng với thức tạng, và sự cùng sanh của bảy thứ thức kia. Vì
hàng Thanh Văn chấp trƣớc, còn thấy có nhơn, pháp Vô Ngã, nên Thắng
Man Phu Nhân thừa Phật oai thần thuyết cảnh giới Nhƣ Lai chẳng phải cảnh
giới của Nhị thừa và ngoại đạo. Đối với Nhƣ Lai Tạng và thức tạng, chỉ có
Phật và bậc Bồ Tát y nghĩa lợi trí có cảnh giới trí huệ này. Cho nên ngƣơi và
các Đại Bồ Tát nơi Nhƣ Lai Tạng và Thức tạng nên siêng tu học, chớ nên
chỉ nghe biết đƣợc cho là đủ.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Nhƣ Lai Tạng thâm sâu,
Mà cùng với bảy thức,
Sanh hai thứ nhiếp thọ,
Bậc trí nên xa lìa.
Vô thỉ huân tập khí,
Nhƣ tƣợng hiện tâm gƣơng.
Ngƣời quán sát nhƣ thật,
Hữu sự nhƣ vô sự.
Kẻ ngu quán mặt trăng,
Quán chỉ (ngón tay) chẳng quán trăng.
Chấp trƣớc theo văn tự.
Chẳng thấy nghĩa chơn thật.
Tâm làm nghề ảo thuật,
Ý là ngƣời giúp nghề.
Ngũ thức bạn diễn viên,
Vọng tƣởng là khán giả.
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết năm pháp tự tánh thức, hai thứ Vô
Ngã và Cứu Cánh phân biệt tƣớng, khiến con và các Đại Bồ Tát nơi tất cả
Địa thứ lớp tƣơng tục phân biệt pháp này, vào tất cả Phật Pháp. Nếu vào
đƣợc tất cả Phật pháp thì đến Tự Giác Địa của Nhu Lai.
Phật bảo Đại Huệ :