KINH LĂNG GIÀ - Trang 159

Hằng sa chẳng hoại, vì cùng Nhƣ Lai ở trong một pháp thân vậy. (Vì Pháp
thân Nhƣ Lai cùng khắp hƣ không).

- Đại Huệ! Ví nhƣ cát sông Hằng chẳng có hạn lƣợng, ánh sáng Nhƣ Lai
cũng nhƣ thế, chẳng có hạn lƣợng, vì thành tựu cho chúng sanh nên phổ
chiếu tất cả đại chúng trong cõi Phật. Đại Huệ! Ví nhƣ cát sông Hằng, ngoài
cát muốn cầu cát khác trọn bất khả đắc. Nhƣ thế, Đại Huệ! Nhƣ Lai Ứng
Cúng Đẳng Chánh Giác chẳng có sanh tử sanh diệt, vì đã đoạn dứt nhân
duyên sanh diệt vậy.

- Đại Huệ! Ví nhƣ cát sông Hằng thêm bớt đều chẳng thể biết. Nhƣ thế, Đại
Huệ! Trí huệ của Nhƣ Lai thành tựu cho chúng sanh chẳng thêm chẳng bớt,
vì chẳng phải sắc thân. Sắc thân thì có hoại, mà Pháp thân của Nhƣ Lai
chẳng phải sắc thân nên chẳng thể hoại. Nhƣ ép cát sông Hằng chẳng thể
đƣợc dầu. Cũng thế, Nhƣ Lai độ tất cả khổ não chúng sanh, do Tam muội
bản nguyện khởi tâm đại bi, chẳng xả pháp giới, dù chúng sanh chƣa chứng
Niết Bàn bức bách Nhƣ Lai đến mức nào cũng chẳng nổi sân hận.

- Đại Huệ! Ví nhƣ cát sông Hằng trôi theo dòng nƣớc, cát chẳng thể không
có nƣớc mà tự trôi đƣợc. Các pháp của Nhƣ Lai thuyết trôi theo dòng nƣớc
Niết Bàn cũng nhƣ thế, pháp chẳng thể lìa Niết Bàn mà tự ra, cũng nhƣ cát
chẳng thể lìa nƣớc mà tự trôi. Niết Bàn là bản tế của sanh tử, là tƣớng tịch
diệt nên chẳng thể biết. Biết còn chẳng đƣợc, làm sao nói nghĩa đoạn dứt ƣ?

Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- Thế Tôn! Nếu bản tế của sanh tử chẳng thể biết thì tại sao giải thoát của
chúng sanh có thể biết?

Phật bảo Đại Huệ :

- Nếu cái nhân của vọng tƣởng tập khí hƣ ngụy từ vô thỉ diệt thì biết đƣợc
ngoài nghĩa tự tâm hiện, thân vọng tƣởng chuyển thành giải thoát, giải thoát
bất diệt tức là Tịch Diệt, tịch diệt chẳng có ngằn mé cho nên vô biên, chẳng
phải vô sở hữu, nhƣ vọng tƣởng ngoại đạo lại cho là có nhiều tên gọi khác
biệt vô lƣợng vô biên v.v... Theo bậc trí quán sát nội tâm ngoại cảnh, lìa nơi
vọng tƣởng thì chúng sanh chẳng có khác biệt, trí và nhĩ diệm, tất cả các
pháp thảy đều tịch tịnh, vì chẳng biết vọng tƣởng do tự tâm hiện, nên có
vọng tƣởng sanh khởi, hể biết đƣợc thì tất cả tịch diệt, gọi là giải thoát.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.