- Nói SIÊU VIệT XUấT THế GIAN BA LA MậT, là giác đƣợc vọng tƣởng
nhiếp thọ nơi tự tâm hiện và biết tự tâm bất nhị, nên chẳng sanh vọng tƣởng,
đối với sự nhiếp thọ của các loài đều chẳng có phần. Chẳng chấp trƣớc sắc
tƣớng của tự tâm, nhƣng vì khiến tất cả chúng sanh đƣợc an lạc mà tùy
duyên giáo hóa, gọi là Bố Thí Ba La Mật. Tạo phƣơng tiện khéo léo, tùy
duyên giữ giới thì vọng tƣởng chẳng sanh, là Trì Giới Ba La mật. Ngay nơi
bị nhục mà vọng tƣởng chẳng sanh, biết năng nhiếp sở nhiếp đều chẳng thật,
là Nhẫn Nhục Ba La Mật. Ngày đêm tinh tấn, siêng năng tu hành, tùy thuận
phƣơng tiện mà vọng tƣởng chẳng sanh, là Tinh Tấn Ba la Mật. Vọng tƣởng
dứt sạch, chẳng trụ Niết Bàn của Thanh Văn, là Thiền Định Ba la Mật. Trí
huệ quán sát tự tâm vọng tƣởng phi tánh, chẳng đọa kiến chấp nhị biên,
chuyển thân này thù thắng hơn trƣớc mà chẳng đoạn dứt, đắc Tự Giác Thánh
Trí, là Bát Nhã Ba la Mật.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Tánh KHÔNG chẳng sát na,
Phàm phu vọng chấp có.
Nhƣ dòng sông, tim đèn,
Và chủng tử nẩy mầm.
Dời đổi rất nhanh chóng,
Đều do hành ấm chuyển.
Nghĩa sát na Ta thuyết,
Tịch tịnh lìa sở tác.
Sát na dứt phiền não,
Tất cả pháp chẳng sanh.
Có sanh thì có diệt,
Chẳng có kẻ ngu thuyết.
Tánh tƣơng tục chẳng dừng,
Do vọng tƣởng huân tập.
Bởi vô minh làm nhân,
Vọng tâm từ đó sanh.
Khi sắc tƣớng chƣa sanh,
Có gì để phân biệt?
Thấy sanh diệt tƣơng tục,
Theo đó chấp tâm khởi.
Nếu chẳng trụ nơi Sắc,
Theo duyên gì để sanh?
Sanh từ vật khác sanh,
Thì nhân sanh chẳng thật.