tánh của họ mà vì họ thuyết pháp Duyên Giác Thừa, ấy gọi là tƣớng Duyên
Giác Thừa Vô Gián Chủng Tánh.
- Đại Huệ! NHƢ LAI THỪA VÔ GIÁN CHỦNG TÁNH có bốn thứ : 1.- Tự
tánh pháp Vô Gián chủng tánh. 2.- Lìa tự tánh pháp Vô Gián chủng tánh. 3.-
Đắc tự giác Thánh Vô Gián chủng tánh. 4.- Ngoài sát thù thắng ( ngoài quốc
độ thù thắng, có nghĩa là Vô sở trụ ) Vô Gián chủng tánh. Đại Huệ! Nếu
ngƣời nghe thuyết bốn việc này, và lúc nghe thuyết cảnh giới bất tƣ nghì
thân tài ( ngã và ngã sở ) kiến lập do tự tâm hiện, tâm chẳng kinh sợ, ấy gọi
là tƣớng Nhƣ Lai Thừa Vô Gián Chủng Tánh.
- Đại Huệ! BẤT ĐịNH CHỦNG TÁNH là : Khi ngƣời nghe thuyết ba thứ
chủng tánh kể trên, tùy theo lúc nghe chủng tánh nào thì ngộ nhập chủng
tánh ấy, theo đó tu tập mà thành tựu. Nhƣ nghe thuyết thừa Thanh Văn thì
thành chủng tánh Thanh Văn, nghe thuyết thừa Duyên Giác thì thành chủng
tánh Duyên Giác, nghe thuyết thừa Nhƣ Lai thì thành chủng tánh Nhƣ La, ấy
gọi là Bất Định Chủng Tánh.
- Đại Huệ! CÁC BIệT VÔ GIÁN là : Những chúng sanh còn chấp thật kiến
giác nhƣ ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mạng, tăng trƣởng thiện căn, sĩ phu
v.v... mà cầu chứng Niết Bàn. Lại nghe lời thuyết pháp của ngoại đạo, cho
tất cả tánh đều có kẻ tác, nói đó là Niết Bàn, cho nhƣ thế là giác ngộ, đối với
pháp Vô Ngã chẳng có phần, nên họ không thể giải thoát. Ấy là những ngƣời
tu Thanh Văn thừa mà thuộc về ngoại đạo Vô Gián chủng tánh, chẳng xuất
luân hồi mà cho là xuất, ấy gọi là Các Biệt Vô Gián Chủng Tánh.
- Đại Huệ! Ngƣời sơ Trị Địa (1) nói kiến lập chủng tánh là vì muốn siêu
nhập Vô Sở Hữu Địa, nên có sự kiến lập này. Ngƣời tự tu tự giác, phải dứt
sạch tập khí phiền não, thấy pháp Vô Ngã, từ đắc Tam muội của Thanh Văn,
cho đến năm thứ chủng tánh kia, cuối cùng đều sẽ chứng đắc Pháp Thân Tối
Thắng của Nhƣ Lai.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Tu Đà Hoàn Nhập Lƣu,
Tƣ Đà Hàm Vãng Lai.
A Na Hàm Bất Hoàn,
Đến quả A La Hán.