Thánh Trí, sẽ đƣợc Pháp thân tự tận của Nhƣ Lai, hiện pháp Vô Ngã, ấy gọi
là Pháp Vô Ngã tƣớng. Chúng Đại Bồ Tát cần nên tu học.
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Cúi xin Phật thuyết pháp kiến lập và phủ định, khiến con và chƣ
Đại Bồ Tát lìa kiến lập và phủ định của ác kiến nhị biên, chóng đƣợc Vô
Thƣợng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Thế Tôn hứa khả sự thỉnh cầu của Đại Huệ Bồ Tát mà thuyết kệ rằng :
Kiến lập và phủ định,
Vốn chẳng có tâm lƣợng.
Thân thọ dụng kiến lập,
Tâm phàm chẳng thể biết.
Ngu si chẳng trí huệ,
Chấp kiến lập phủ định.
Khi ấy, Thế Tôn muốn hiển bày đại nghĩa này mà bảo Đại Huệ rằng :
- Có bốn thứ phi hữu mà lại có kiến lập. Thế nào là bốn?
1. Phi hữu tƣớng kiến lập.
2. Phi hữu kiến kiến lập.
3. Phi hữu nhân kiến lập.
4. Phi hữu tánh kiến lập.
Ấy gọi là bốn thứ kiến lập. Còn nói PHỦ ĐịNH nghĩa là : Ở nơi sở lập kia
vốn vô sở đắc, vì quán sát sai lầm mà khởi tâm phủ định, ấy gọi là Tƣớng
Kiến Lập Phủ Định.
- Lại nữa, Đại Huệ! Thế nào là PHI HỮõU TƢỚNG KIẾN LậP TƢỚNG?
Ấy là : Tự cộng tƣớng của ấm giới nhập vốn phi hữu mà khởi tâm chấp
trƣớc, cho là thế này thế kia, gọi là Phi Hữu Tƣớng Kiến Lập Tƣớng. Phi