- Đại Huệ! pháp Không, pháp Vô Sanh, pháp Bất Nhị, pháp lìa tự tánhv.v...
đều có ghi vào kinh giáo của Phật, tất cả kinh điển đều thuyết nghĩa này. Vì
tùy thuận tâm hy vọng của chúng sanh mà phƣơng tiện phân biệt thuyết để
hiển bày nghĩa lý chẳng phải ở nơi ngôn thuyết có sự chơn thật. Nhƣ bầy nai
khát nƣớc, mê hoặc đuổi theo dƣơng diệm ( ánh nắng mặt trời phản chiếu )
cho là nƣớc, nhƣng dƣơng diệm chẳng phải nƣớc thật. Các pháp sở thuyết
của Phật ghi trong kinh điển cũng nhƣ thế. Vì muốn khiến phàm phu phát
tâm hoan hỷ, tinh tấn tu hành, chẳng phải có Thánh Trí thật ở nơi ngôn
thuyết. Cho nên phải nƣơng theo nghĩa, chớ chấp ngôn thuyết.
QUYỂN MỘT HẾT
PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM
( Phần 2 )
QUYỂN THỨ NHÌ
Nhƣ Lai Tạng
Thế nào là Ý Sanh Thân?
Phật thuyết tƣớng nhân duyên của tất cả các pháp
Tƣớng ngôn thuyết vọng tƣởng
Nhất hay dị, đồng hay chẳng đồng.
Ba thứ lƣợng
Bốn thứ thiền
Thánh chủng tánh
Thế nào là tƣớng thông phân biệt của vọng tƣởng tự tánh?
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Pháp sở thuyết trong kinh Phật nói tự Tánh của Nhƣ Lai Tạng
vốn trong sạch thƣờng trụ chẳng đoạn, chẳng có biến đổi. đầy đủ ba mƣơi
hai tƣớng nơi thân của tất cả chúng sanh, vì áo nhơ ấm, giới, nhập che khuất,
nên bị cấu bẩn vọng phân biệt tham, sân, si sở ô nhiễm, giống nhƣ bửu vật
vô giá ẩn trong áo nhơ. Mà ngoại đạo có cái thuyết '' Chơn Ngã là kẻ tác giả
thƣờng trụ, lìa nơi y chỉ, tự tại chẳng diệt''. Vậy, cái nghĩa '' Nhƣ Lai Tạng ''
của Phật sở thuyết, há chẳng đồng nhƣ cái thuyết '' Chơn Ngã '' của ngoại
đạo ƣ?
Phật bảo Đại Huệ :