KINH LĂNG GIÀ - Trang 48

- Ta nói '' NHƢ LAI TẠNG '', chẳng đồng với cái thuyết '' Chơn Ngã '' của
ngoại đạo. Đại Huệ! Ta có lúc nói Không, Vô Tƣớng, Vô Nguyện, nhƣ thật
tế, Pháp tánh, Pháp thân Niết Bàn, lìa tự tánh, bất sanh bất diệt, bổn lai tịch
tịnh, tự tánh Niết Bàn v.v... dùng những danh từ này để thuyết Nhƣ Lai Tạng
xong, ấy là vì Nhƣ Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác muốn đoạn dứt sự e sợ
danh từ Vô Ngã của phàm phu, nên nói cảnh giới lìa vọng tƣởng, Vô Sở
Hữu là Nhƣ Lai Tạng.

- Đại Huệ! Bậc Bồ Tát vị lai, hiện tại, chẳng nên sanh ngã kiến chấp trƣớc.
Ví nhƣ thợ gốm nơi một đống đất dùng phƣơng tiện nhơn công, nƣớc, cây,
bánh xe quay để làm ra các món đồ gốm, thì Nhƣ Lai cũng nhƣ thế; ở nơi
pháp Vô Ngã lìa tất cả tƣớng của vọng tƣởng, dùng đủ thứ trí huệ, phƣơng
tiện khéo léo, hoặc thuyết Nhƣ Lai Tạng, hoặc thuyết Vô Ngã. Do nhân
duyên này, nên cái thuyết Nhƣ Lai Tạng của ta chẳng đồng với cái thuyết
chơn ngã của ngoại đạo. Vì khai mở cái trói chấp ngã của các ngoại đạo, nên
có cái thuyết Nhƣ Lai Tạng, khiến họ lìa vọng tƣởng ngã kiến chẳng thật,
ngộ nhập cảnh giới ba cửa giải thoát, mong họ chóng đƣợc Vô Thƣợng Bồ
Đề. Cho nên Nhƣ Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác phải thuyết Nhƣ Lai
Tạng nhƣ thế. Nếu chẳng nhƣ vậy, ắt đồng với ngoại đạo. Cho nên, Đại Huệ!
Vì lìa kiến chấp của ngoại đạo cần phải y theo pháp Vô Ngã của Nhƣ Lai
Tạng mà tu học.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Nhơn Ngã và ngũ ấm,
Nhân duyên với vi trần.
Tự tánh vốn tự tại,
Duy tâm vọng phân biệt.
Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát quán chúng sanh đời vị lai, lại thỉnh Thế Tôn :

- Cúi xin Thế Tôn thuyết về đại phƣơng tiện tu hành chẳng gián đoạn của
chƣ Đại Bồ Tát.

Phật bảo Đại Huệ :

- Đại phƣơng tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát phải thành tựu bốn pháp. Thế
nào là bốn?

1. Khéo phân biệt tự tâm hiện.

2. Quán ngoài tánh phi tánh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.