- Lại nữa, Đại Huệ! Tất cả pháp lìa nhân duyên sở tác, nghĩa là Vô Sanh, vì
chẳng có kẻ tác, nên tất cả pháp Vô Sanh. Đại Huệ! Tại sao tất cả pháp lìa tự
tánh? Vì lúc tự khởi giác quán, thấy tƣớng của tự tánh cộng tánh đều bất khả
đắc, nên nói tất cả pháp Vô Sanh. Tại sao tất cả pháp chẳng thể đem lại,
chẳng thể đem đi? Vì tự tƣớng cộng tƣớng bất khả đắc, nên muốn đem lại
không có gì để đem lại, muốn đem đi không có gì để đem đi, nên nói tất cả
pháp lìa đem lại đem đi. Đại Huệ! Tại sao tất cả pháp chẳng diệt? Vì chẳng
có tánh tƣớng của tự tánh, thì tất cả pháp bất khả đắc, nên tất cả pháp chẳng
diệt. Đại Huệ! Tại sao tất cả pháp vô thƣờng? Vì tƣớng sanh khởi chẳng có
tánh thƣờng, nên nói tất cả pháp vô thƣờng. Tại sao nói tất cả pháp thƣờng?
Vì tánh vô sanh chẳng có tƣớng sanh khởi, nên vô thƣờng là thƣờng, nên nói
tất cả pháp thƣờng.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Ký luận có bốn thứ (1) :
Nhất hƣớng, phản cật vấn.
Phân biệt và chỉ luận,
Để đối trị ngoại đạo.
Thầy Số Luận (2)
Thắng Luận Hiển thị nhƣ thế này :
Pháp hữu và phi hữu,
Tất cả đều vô ký.
Nếu chánh giác phân biệt,
Tự tánh bất khả đắc.
Vì lìa nơi ngôn thuyết,
Nên nói lìa tự tánh.
(1) KÝ LUẬN CÓ BỐN THỨ : Phật Thích Ca vì phá chấp của ngoại đạo, có
bốn cách đáp sự vấn nạn họ :