1.- Nhất Hƣớng : Khẳng định đáp.
2.- Phản Cật Vấn : Hỏi ngƣợc lại.
3.- Phân biệt : Bất định đáp (đáp cả hai mặt).
4.- Chỉ Luận : Tức là lƣơng cửu, im lặng đáp.
(2) SỐ LUẬN : Do môn đồ của Ngoại Đạo Tóc Vàng kiến lập, nói SỐ là số
lƣợng để đo lƣờng trí huệ, từ số mà sanh khởi Luận, luận cũng hay sanh ra
số, nên gọi là Số Luận. Ngƣời tạo ra Số Luận và ngƣời học Số Luận gọi là
Số Luận Sƣ.
Khi ấy Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết Tứ quả, Tứ hƣớng của thừa Thanh
Văn về tƣớng thông nhau và sai biệt. Nếu Đại Bồ Tát khéo biết tƣớng thông
và sai biệt của Tứ quả, Tứ hƣớng, thì có nhiều phƣơng tiện vì chúng sanh
thuyết pháp, khiến chúng sanh thông đạt cứu cánh, nhƣ hai thứ tƣớng vô ngã
và trừ sạch hai thứ phiền não và sở tri chƣớng, trải qua tƣớng chƣ Địa, đến
cảnh giới cứu cánh bất tƣ nghì của Nhƣ Lai. Giống nhƣ hạt châu Ma Ni tùy
sắc, khéo dùng tất cả pháp cảnh giới vô tận thân tài để nhiếp thọ, lợi ích tất
cả chúng sanh.
Phật bảo Đại Huệ :
- Hãy chú ý nghe và khéo ghi nhớ, nay Ta vì ngƣơi thuyết.
Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng :
- Lành thay Thế Tôn! Con xin thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ :
- Có ba thứ Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hoàn quả sai biệt. Thế nào là ba? Nghĩa là
hạ, trung, thƣợng. Hạ đó, bảy đời sanh mới vào Niết Bàn; Trung đó, ba hoặc
năm đời mới vào Niết Bàn; Thƣợng đó, ngay đời ấy liền vào Niết Bàn. Ba
hạng này còn tam kết hạ, trung, thƣợng, ấy là : Thân kiến, nghi kiến và giới
thủ kiến, đó là tam kế sai biệt, dần dần tiến lên thì đắc quả A La Hán.
THÂN KIếN có hai thứ : Là Câu Sanh ( mới sanh đã saün có ) và vọng
tƣởng, nhƣ duyên khởi vọng tƣởng, tự tánh vọng tƣởng, là nƣơng theo duyên
khởi tự tánh thì các thứ vọng tƣởng tự tánh chấp trƣớc sanh khởi. Vì tƣớng