- Đại Huệ! Thế nào là tƣớng Tƣ Đà Hàm? Ấy là đốn chiếu soi sắc tƣớng
vọng tƣởng, chẳng sanh tƣớng thấy tƣớng sanh. Vì khéo thấy đƣợc tƣớng
thiền hạnh, nền vãng lai thế gian này một lần, mong dứt sạch khổ để đắc
Niết Bàn, nên gọi là Tƣ Đà Hàm.
- Đại Huệ! Thế nào là A Na Hàm? Nghĩa là đoạn dứt sự sanh kiến chấp lỗi
lầm của kết tập ( tập khí phiền não ), chẳng sanh vọng tƣởng sắc tƣớng nơi
quá khứ, vị lai, hiện tại, tánh phi tánh, gọi là A Na Hàm.
- Đại Huệ! Nói là A La Hán, là do sức sáng suốt giải thoát Tam muội của
chƣ Thiền, dứt sạch tất cả khổ, phiền não của vọng tƣởng tánh phi tánh, nên
gọi là A La Hán.
Đại Huệ bạch Phật rằng :
- Thế Tôn! Phật thuyết ba hạng A La Hán, nói A La Hánh này là thuộc hạng
nào? Thế Tôn! Vì đắc tịch tịnh của đạo Nhất thừa, nên Đại Bồ Tát phƣơng
tiện thị hiện A La Hán để giúp Phật giáo hóa.
Phật bảo Đại Huệ :
- Đắc tịch tịnh là đạo Nhất thừa của Thanh Văn, chẳng phải thừa khác. Thừa
khác là hành hạnh Bồ Tát, do phƣơng tiện khéo léo của bốn nguyện, nên ở
nơi chúng sanh thị hiện thọ sanh và giúp Phật giáo hóa, cũng vì trang
nghiêm quyến thuộc của Phật vậy. Đại Huệ! Ở nơi vọng tƣởng thuyết đủ thứ
pháp, nói đắc quả đắc thiền, thiền giả nhập thiền, thảy đều xa lìa, thị hiện
chứng đắc tự tâm hiện lƣợng, đắc tƣớng quả, gọi là đắc quả. Lại nữa, Đại
Huệ! Muốn siêu việt thiền của vô lƣợng Vô Sắc Giới, nên lìa tƣớng tự tâm
hiện lƣợng. Đại Huệ! Nói chánh thọ, thọ tƣởng, siêu việt tự tâm hiện lƣợng
là chẳng đúng. Tại sao? Vì còn có tâm lƣợng vậy.
Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :
Chƣ thiền Tứ Vô Lƣợng,
Vô sắc Tam Ma Đề.
Tất cả thọ, tƣởng diệt,
Tâm lƣợng vốn không có (1).